Hành trang về phố thị

Thanh Ba
Chia sẻ

Ngày trở lại với guồng quay hối hả của phố thị và những deadline, tôi mang theo và xức đầy loại "nước hoa" mang tên "mùi Tết" ở quê nhà, để thấy được chở che, tiếp thêm năng lượng và hy vọng.

Nhắc đến Tết là người ta nghĩ đến nồi nước mùi già, mùi bánh chưng - dưa hành, hương thơm hoa thuỷ tiên, mùi khói từ những chiếc bếp củi, mùi tiền mới trong phong bao lì xì…

"Mùi Tết" không chỉ được cảm bằng 5 giác quan mà còn bằng những sợi dây cảm xúc trong mỗi người, có thương nhớ, quyến luyến và quyến rũ. Thứ mùi hương không có chuẩn mực nào nhưng ai cũng có thể cảm nhận, vừa giống người khác lại vừa rất riêng.

Chiều 30 mẹ đun nồi nước mùi già để thanh tẩy mọi góc trong căn nhà, xua đi năng lượng xấu, tạm biệt ưu phiền của năm cũ và làm mới lại những hy vọng, ước mơ… Vì vậy, kẻ tha hương sau mấy chục năm xa nhà, khi được hỏi điều gì nhớ nhất, có lẽ không ngần ngại nói ngay ấy là mùi của nồi nước mùi già. 

Người khác dù đã bước vào tuổi trung niên vẫn háo hức trước nồi bánh chưng ngày 27 Tết. Không phải vì họ thèm bánh chưng mà bởi mùi lá dong, đỗ gạo, mùi củi, mùi khói đun bánh đã tạo thành một thứ mùi hương đong đầy cảm xúc. Ấy là ấu thơ, là gia đình, là sự hân hoan trẻ nhỏ, thứ dư âm trong sáng tuyệt đối.

Giữa bộn bề cuộc sống, lòng mình đôi khi chưa ngăn nắp, nhưng mùi khói từ nồi bánh chưng vẫn cứ luẩn quẩn đến độ nhớ thương. Đó là thứ mùi hương nhắc nhở chúng ta về tình yêu, sự sum vầy và giá trị gia đình…

Tết cũng là mùi của khói nhang. 3 ngày Tết, mùi nhang lan tỏa khiến căn nhà trở nên ấm cúng, êm đềm, đong đầy cảm xúc.

Hành trang về phố thị - 1

Bao nhiêu người đã thấy mùi nem rán đem đến cảm xúc rất lạ? Mùi canh măng cũng thế, thân thương đến độ ngửi là thấy Tết. Tất cả những món ăn làm nên Tết đều có mùi rất riêng, len lỏi và ở lại trong ký ức của mỗi chúng ta. Để cứ mỗi độ cuối năm, những đứa con xa nhà lại nhớ nhung quay quắt, thiết tha một cảm xúc không thể gọi tên.

Mùi của Tết còn là mùi sum vầy. Mùi của thứ tiếng xôn xao chúc tụng năm mới, mùi của những bữa cơm đoàn viên cười nói vang nhà, mùi của những cái ôm, ánh nhìn trìu mến...

Mùi Tết trong mỗi người dù giống mà cũng khác nhau. Người nhớ thương mùi vôi mới, mùi cánh cửa sơn lại, mùi chiếc lư đồng được đánh bóng… Tất cả những thứ cây hoa ngày Tết như quất, đào, thược dược, lay ơn, violet… đều có thứ mùi thơm rất nhẹ mà quyện vào nhau tinh tế.

Hành trang về phố thị - 2

Rồi tất cả chúng ta, những đứa trẻ ngày ấy lớn lên và rời xa cha mẹ, phụng phịu, cau có với hệ tư tưởng lỗi thời, với những nền nếp khó có thể dung hoà. Nhưng có những thứ không thể nào quay lưng, ấy là nhà, là những yêu thương vô điều kiện mẹ cha luôn ấp ủ, như chiếc hộp bí mật của sự tha thứ, bao dung, nhẫn nại.

Bao nhiêu người con xa quê vào lúc cắt bông hoa đào bằng giấy thấy rưng rưng, nghe mùi pháo thơm năm nào bay tỏa trong tâm trí đến độ cứ muốn chìm vào đó?

Hôm nay, tôi rời quê trở lại thành phố, mang theo hành trang là "mùi Tết" để thấy được ôm ấp, vỗ về. 

Rồi sẽ lại chiến đấu với deadline và những công việc hàng ngày, áp lực đến mức giấc mơ của nhiều người là giá như sớm được "nghỉ hưu". 

Nhưng mỗi khi mệt mỏi, tôi sẽ mở "chai nước hoa" mang mùi Tết ấy, hít một hơi thật sâu để được vỗ về, an ủi. Để thấy được chở che, tiếp thêm năng lượng và hy vọng. Để nhận ra rằng mọi trải nghiệm ta đang sống đều đáng trân quý, và giấc mơ đẹp nhất phải thuộc về hiện tại chứ không phải mai sau.

Chia sẻ

Thanh Ba

Tin cùng chuyên mục

Khi con biết yêu

Khi con biết yêu

Ngày nghe tin con gái có người yêu, chị Hoa rụng rời tay chân. Trời ơi, con gái chị mới vừa bước qua tuổi 17, hãy còn ăn chưa no, lo chưa tới thì yêu đương nỗi gì. Rồi con chị còn cả một tương lai dài phía trước, nếu dính vào yêu đương thì có ngày lại ăn cơm trước kẻng, rồi thì biết đi đâu về đâu.

Tình già

Tình già

“Mẹ ơi, con xin phép đưa bố lên trông nhà cho vợ chồng con mấy bữa, khi nào ổn thỏa thì con lại để bố về với mẹ, được không ạ?”.

Caramel mùa hè

Caramel mùa hè

Món caramel ấy, dù đã mấy chục năm trôi qua, vẫn còn trong trí nhớ tôi - ngọt đắng đan xen, mềm như lòng bàn tay của bà, và gợi nhớ nhung như một đêm hè.

Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.

Làm vợ

Làm vợ

Từ bé được mẹ chiều chuộng, lấy chồng lại được yêu thương, Ngọc kết hôn gần một năm mà chưa từng nấu nổi một bữa cơm cho chồng. Cô tin phụ nữ hiện đại không cần bếp núc để giữ chân đàn ông. Cho đến khi mẹ chồng lên chơi vài ngày, những lời chê trách khiến cô hiểu: Yêu thương, nếu không biết giữ, rồi cũng sẽ nguội lạnh mà rời đi…

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Ngân xuất hiện ở phòng tư vấn với đứa con trai hơn một tuổi kháu khỉnh. Nhìn đứa bé bụ bẫm, dễ thương trong sáng như thiên thần bên người mẹ có học thức, xinh đẹp, không ai nghĩ họ lại là nạn nhân bạo lực gia đình gần hai năm nay.

Yêu sau cưới

Yêu sau cưới

Ngân và Trung cưới nhau qua mai mối khi cả hai đã bước vào độ tuổi mà gia đình không còn muốn con cái "kén cá chọn canh" nữa. Trung khi ấy 30 tuổi, là một người đàn ông thành đạt, trầm tính và chín chắn, đang làm trưởng phòng kỹ thuật tại một công ty lớn. Ngân 28 tuổi, là cô giáo tiểu học hiền lành, chu đáo, sống giản dị và có phần khép kín.

Dặm muối cho hôn nhân

Dặm muối cho hôn nhân

Mai chẳng biết hôn nhân trở nên nhạt nhẽo từ lúc nào, chỉ biết là gần đây, cô và chồng chẳng còn có sự đồng điệu. Những câu chuyện mà người nói cũng nói cho có, còn người trả lời thì trả lời cho xong...

Chọn hiếu hay tình?

Chọn hiếu hay tình?

Cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi tôi. Kinh tế chật vật, cuộc sống khó khăn vất vả, mẹ đã hy sinh và sống vì tôi. Vì thế ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nguyện sau này bằng bất cứ giá nào cũng sẽ sống cho mẹ nhiều hơn. Thế nhưng đến giờ phút này, tôi cảm thấy cuộc đời mình sẽ gặp nhiều bất hạnh nếu như sống đúng với tâm nguyện ấy.