Mẹ dạy nắm tay sẽ có bầu và cấm làm điều này với "vùng kín", người phụ nữ 44 tuổi vẫn ế nhưng vào viện liên tục

HOÀNG THÙY.
Chia sẻ

Lông "vùng kín" dù có tác dụng bảo vệ nhưng cũng không nên để quá rậm rạp, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn.

Tỉa lông "vùng kín" là vấn đề tế nhị của các chị em, có người thích dọn dẹp sạch sẽ nhưng có người thích để tự nhiên để bảo vệ bộ phận sinh dục.

Mới đây, bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng người Đài Loan Chen Baoren chia sẻ trong chương trình y tế "The Doctor is Hot" về một trường hợp khá đặc biệt liên quan tới vấn đề dọn dẹp lông "vùng kín".

Đó là trường hợp người phụ nữ 44 tuổi độc thân, chưa từng có bạn trai, đến khám vì bị viêm nhiễm "vùng kín". Mặc dù bác sĩ đã kê đơn thuốc, đặt thuốc, hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc phụ khoa nhưng bệnh vẫn thường tái lại nhiều lần. 

Mẹ dạy nắm tay sẽ có bầu và cấm làm điều này với "vùng kín", người phụ nữ 44 tuổi vẫn ế nhưng vào viện liên tục - 1

Người phụ nữ 44 tuổi chưa từng quan hệ nhưng lại bị viêm nhiễm "vùng kín" thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Chán nản, người phụ nữ tìm tới bệnh viện khác và gặp bác sĩ Chen Baoren. Khi khám phụ khoa cho nữ bệnh nhân, bác sĩ rất choáng váng vì lông "vùng nhạy cảm" của cô quá rậm rạp.

Bác sĩ Chen Baoren hỏi người phụ nữ: "Đã quan hệ tình dục chưa, có bao giờ cắt tỉa lông mu không? Nữ bệnh nhân ngượng ngùng trả lời: "Tôi chưa từng, mẹ tôi dặn nắm tay đàn ông sẽ có bầu nên tôi chưa từng đụng chạm vào ai. Mẹ tôi cũng bảo lông phía dưới không được cắt tỉa vì sẽ dễ mắc bệnh phụ nữ".

Nghe những lời này, bác sĩ Chen Baoren rất bất ngờ và đề nghị người phụ nữ nên dọn dẹp "vùng nhạy cảm" để việc điều trị bệnh được hiệu quả. Tuy nhiên người phụ nữ không đồng ý, khăng khăng nói rằng sợ mắc bệnh vì mẹ bảo thế.

Sau đó, bác sĩ Chen Baoren phải dành 30 phút để giải thích cho nữ bệnh nhân về việc tại sao cần làm vậy và giúp cô hiểu rõ quan hệ tình dục như nào mới có thai chứ không thể chỉ qua cái nắm tay.

Mẹ dạy nắm tay sẽ có bầu và cấm làm điều này với "vùng kín", người phụ nữ 44 tuổi vẫn ế nhưng vào viện liên tục - 2

Bác sĩ Chen Baoren bất ngờ trước những quan điểm lạc hậu của mẹ nữ bệnh nhân. 

Chị em có nên tẩy lông "vùng kín" để tránh mắc bệnh phụ khoa?

Từ quan điểm của người làm việc trong Khoa Sản phụ khoa, bác sĩ Chen Baoren đề nghị nên duy trì việc cắt tỉa lông mu, nhưng lưu ý không dọn sạch toàn bộ. 

Theo các nhà khoa học, sự tồn tại của lông là cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt ở những bộ phận nhạy cảm như vùng kín. Nhờ có lông, những bộ phận này tránh sự cọ xát trực tiếp với quần áo. Vùng lông này đóng vai trò như màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập các loại vi khuẩn và virus từ bên ngoài gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vùng kín, bảo vệ khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Lớp "đệm" này còn giúp thông gió, tản nhiệt cho cơ thể khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh. Ngoài ra, theo quan điểm tình dục học, lớp mềm mại này cũng là vùng đệm cho sự va chạm, ma sát, nâng cao những trải nghiệm trong chuyện gối chăn. 

Bác sĩ tiết niệu Gu Fangyu nhắc nhở rằng mặc dù lông mu có tác dụng bảo vệ nhưng cũng không nên để quá rậm rạp, dễ dàng che giấu bụi bẩn, thậm chí gây ra các tổn thương. Nếu lông mu quá rậm rạp sẽ kéo dài đến hậu môn, khó vệ sinh khu vực này, có thể gây ra bệnh trĩ hoặc viêm ống dẫn trứng, tăng nguy cơ nhiễm rận mu. 

Nếu bạn thực sự muốn tỉa lông "vùng kín" thì chỉ cần tỉa dọc theo mép ngoài của quần lót hoặc đường bikini, không nhất thiết phải cạo sạch, không nên dùng dụng cụ cạo có thể gây trầy xước nhẹ lớp ngoài của vùng kín, da và lỗ chân lông, đồng thời làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn. Chú ý chăm sóc "vùng kín" sau khi dọn dẹp cẩn thận.

Chia sẻ

HOÀNG THÙY.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…