6 bệnh ung thư "từ miệng mà ra", uống 3 cốc này mỗi tuần tăng 80% nguy cơ ung thư tụy

MINH MINH
Chia sẻ

Các chuyên gia nhắc nhở rằng nhiều bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Ung thư luôn là căn bệnh mà ai cũng sợ, ngoài yếu tố gen và môi trường, một phần nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống. Nữ y tá người Đài Loan (Trung Quốc) Tan Dunci được mệnh danh là "mẹ đỡ đầu về chất độc" đã liệt kê 6 loại ung thư liên quan tới ăn uống bao gồm ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư miệng và ung thư tuyến tụy.

Y tá Tan Dunci cũng lấy ví dụ một số thói quen ăn uống có mối liên hệ mật thiết với các bệnh ung thư. Chẳng hạn như ung thư dạ dày có liên quan đến chế độ ăn nhiều muối. Nhiều người lầm tưởng miso có thể duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ như người Nhật, hay ăn kim chi có thể đẹp như sao Hàn. Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đứng trong top 3 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao nhất và điều đó có liên quan đến thói quen ăn những thực phẩm nhiều muối kể trên.

6 bệnh ung thư "từ miệng mà ra", uống 3 cốc này mỗi tuần tăng 80% nguy cơ ung thư tụy - 1

Người Hàn thích ăn kim chi - một loại thực phẩm ngâm rất nhiều muối có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa)

Về mối liên hệ giữa ung thư gan và aflatoxin, y tá Tan Dunci giải thích rằng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Tây đã tiến hành nghiên cứu và thấy rằng những người mắc bệnh viêm gan B và C ít có khả năng phát triển ung thư gan hơn nếu họ cố gắng không tiếp xúc với aflatoxin.

Tan Dunci cho biết trước đây cô từng gặp trường hợp một bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan B, C nhưng phải thường xuyên chạy thận vì có sở thích ăn các món ngâm chua như đậu phụ lên men, tương đậu, lâu ngày gan của bệnh nhân bị xơ cứng lại. 

Ngoài ra, theo các nghiên cứu tại Mỹ và Singapore, những người dùng đồ uống có đường 3 lần/tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 80%. 

Bác sĩ Zhou Xuhuan, trưởng khoa Phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Chang Gung Đài Bắc, Đài Loan cũng từng chia sẻ về một nghiên cứu của Pháp với khoảng 100.000 người và theo dõi họ trong 5 năm. Kết quả cho thấy những người thường xuyên dùng đồ uống có đường có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 1,18 lần và nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,22 lần so với những người dùng ít đồ uống có đường. Phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng nhiều đồ uống có đường còn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. 

Bác sĩ Zhou Xuhuan chỉ ra thêm rằng tại Hội nghị Ung thư Vú San Antonio (SABCS) lớn nhất thế giới, nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng kháng insulin và thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó tạo ra môi trường phát triển mà các tế bào ung thư ưa thích. Ông cũng kêu gọi mọi người ngừng uống đồ uống có đường: “Đường thực sự là chất độc”.

6 bệnh ung thư "từ miệng mà ra", uống 3 cốc này mỗi tuần tăng 80% nguy cơ ung thư tụy - 2

Nghiên cứu cho thấy chỉ cần dùng đồ uống có đường 3 lần một tuần, bạn có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 80%.

Liên quan đến ung thư đại trực tràng, y tá Tan Dunci lưu ý rằng ngoài các loại thịt chế biến sẵn được nhiều người biết đến, rau củ ôi thiu cũng có thể gây nguy cơ ung thư. Còn ung thư phổi và ung thư miệng đều liên quan đến thuốc lá, rượu.

Bác sĩ, giáo sư Jiang Kunjun tại Bệnh viện Cơ Long Trường Canh, Đài Loan cũng từng chia sẻ trong một chương trình về sức khỏe rằng rằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Có 6 chất gây ung thư cấp độ 1 nguy hiểm nhất là aflatoxin, nitrosamine, dioxin, nicotin, benzopyrene và methionine và natri nitrat. Trong số đó, aflatoxin thường gặp trong đậu phộng thối; nitrosamine thường gặp trong thực phẩm thối; dioxin thường gặp trong nhựa cháy; nicotin thường gặp trong thuốc lá; benzopyrene thường gặp trong các món nướng; và natri nitrit chủ yếu được tìm thấy trong dưa chua.

Các chuyên gia đều nhắc nhở rằng cách duy nhất để ngăn ngừa ung thư là có chế độ ăn uống cân bằng, ngủ điều độ, tập thể dục và duy trì tâm trạng vui vẻ.

Chia sẻ

MINH MINH

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…