Nhà khoa học nữ và những bài học quý

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

Giáo sư Susan Solomon (Mỹ) không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc mà còn là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì, tư duy cởi mở và lòng nhiệt huyết với khoa học. Bà đã chia sẻ những trải nghiệm quý báu, mang đến những bài học ý nghĩa cho các nhà khoa học, đặc biệt là phụ nữ trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo sư Solomon là chuyên gia trong lĩnh vực khám phá cơ chế suy giảm tầng ozone ở Nam Cực - một thành tựu khoa học vĩ đại. Phát hiện này không chỉ mang tính đột phá trong lĩnh vực hóa học mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính toàn cầu. Sự công nhận này thể hiện rõ tầm ảnh hưởng trong nghiên cứu của bà đối với tương lai của hành tinh chúng ta.

Trong một buổi phỏng vấn báo chí, Giáo sư Solomon đã chia sẻ về những khó khăn mà bà đã phải trải qua trong quá trình nghiên cứu. Việc đưa ra một quan điểm mới, trái ngược với quan điểm chung của cộng đồng khoa học từng gặp phải sự hoài nghi và phản đối từ một số đồng nghiệp. Tuy nhiên, bà đã kiên trì với niềm tin vào sự đúng đắn và cuối cùng đã chứng minh được giá trị của những khám phá của mình. Đây chính là bài học quý báu về sự kiên định và niềm tin vào bản thân, một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là phụ nữ trong một xã hội đôi khi còn gặp nhiều định kiến.

Giáo sư Solomon khẳng định, trong khoa học, tư duy cởi mở và vượt qua ranh giới hữu hạn là điều vô cùng quan trọng. "Không nên bị giới hạn bởi những quan điểm sẵn có, mà cần luôn chủ động tìm tòi, khám phá những ý tưởng mới mẻ. Điều này không chỉ đúng với các nhà khoa học mà còn giúp chúng ta ứng phó với những vấn đề phức tạp trong cuộc sống", bà chia sẻ.

Nhà khoa học nữ và những bài học quý - 1

Nữ Giáo sư Susan Solomon.     Ảnh: Int

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nữ khác trên con đường sự nghiệp. Bà luôn mong muốn các nhà hoa học nữ khác sẽ có thêm nhiều cơ hội để có thể phát triển và cống hiến cho xã hội mà không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào.

Bên cạnh đó, Giáo sư Solomon cũng đề cập đến vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Không chỉ dựa vào hành động cá nhân, mà cần phải xây dựng những chiến lược và cơ chế tổ chức, vận động để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người. Kết hợp kiến thức khoa học với hành động cộng đồng sẽ giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường, như suy giảm tầng ozone, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Trong bối cảnh hiện tại, với những thách thức về môi trường ngày càng nghiêm trọng, vai trò của khoa học và các nhà khoa học là vô cùng quan trọng. Khoa học không chỉ là những bằng chứng, những nghiên cứu, mà còn cần phải kết nối với các nhà hoạch định chính sách, với toàn xã hội để đưa ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Cuối cùng, Giáo sư Solomon còn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Một người bạn đời hiểu biết và ủng hộ là điều vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học nữ. Bà nói: "Tôi có một lời khuyên nho nhỏ cho các nhà khoa học nữ, đó là nếu bạn muốn theo đuổi con đường khoa học thì hãy đảm bảo rằng người bạn đời mà bạn chọn phải là người luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ bạn theo đuổi hành trình của mình". Bà cũng cho rằng việc nắm bắt được những kỹ năng ứng phó với những khó khăn, như giữ bình tĩnh, sử dụng hài hước, là những cách hiệu quả để vượt qua những thách thức trong công việc. "Lời khuyên của tôi ở đây là khi gặp phải tình huống khó khăn, hãy nghĩ đến những phương án làm giảm sự trầm trọng của tình huống xuống, ví dụ như sử dụng những câu nói đùa. Và một điều quan trọng khác là chúng ta cần kiềm chế được cảm xúc, không nên giận dữ", bà cho hay.

Chia sẻ

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.