Loài cá có tên lạ, xưa không ai ăn nay thành đặc sản nổi tiếng bán ra nước ngoài, 240.000 đồng/kg

H.A
Chia sẻ

Ở Việt Nam có một loài cá có chiều dài vượt trội so với các loài cá khác, đó là con cá hố. 

Cá hố còn gọi là cá đao, cá đầu rộng. Loài cá này có kích thước dài hơn những loài cá khác, con trưởng thành có thể dài hơn 1m, nặng 0,8-2kg, nhiều con có thể đạt trọng lượng 3kg. Với giá trị dinh dưỡng cao, cá hố được xếp vào loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.

Nếu như trước đây loài cá này ít người biết đến thì những năm gần đây, cá hố "đổi đời" thành đặc sản mang lại giá trị kinh tế, không chỉ bán chạy ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Loài cá có tên lạ, xưa không ai ăn nay thành đặc sản nổi tiếng bán ra nước ngoài, 240.000 đồng/kg - 1

Cá hố là loài cá dài cả mét, có giá trị xuất khẩu

Những người dân miền biển cho biết loài cá này sống ở tầng đáy, cách mặt nước biển khoảng 150-200m. Vì thế, để đánh bắt cá hố, ngư dân chủ yếu dùng nghề câu khơi, cách bờ biển hàng trăm hải lý.

Mồi để câu cá hố chủ yếu là cá nục, tuy nhiên những thời điểm không đánh bắt được cá nục, ngư dân dùng chính con cá hố cắt nhỏ thành từng miếng dài 15cm, rộng 2cm để làm mồi câu. Trung bình mỗi tàu cá sử dụng cùng một lúc được khoảng 10 cần câu, dàn đều 2 bên mạn tàu và mỗi ngư phủ có thể phụ trách 2 cần câu. 

Sau khi thả câu, ngư dân nhìn đầu cần để biết được cá đã cắn câu hay chưa. Khi cá đã cắn câu thì phải dùng tay thu cước để kéo cá lên. Trung bình một lần thu câu bắt cá như vậy, một ngư dân lành nghề phải mất khoảng 5 phút. 

“Mùa cá hố kéo dài từ đầu 1 tháng đến tháng 2. Đặc biệt sau những ngày biển động, lượng cá tập trung gần bờ rất nhiều. Nhờ vậy, nhiều ngư dân đánh bắt cá trúng đậm, mỗi ngày có thể kiếm được tiền triệu”, một ngư dân kể lại.

Các ngư dân thường ra khơi đánh bắt từ 3-4 ngày sau đó trở vào bờ, mỗi chuyến đi biển trở về cá hố đầy khoang nên ai cũng phấn khởi. Nhưng nghề đi biển cũng lắm kỹ nghệ, bởi chỉ có những ngư dân dày dạn kinh nghiệm mới nhìn thấy được luồng cá hố hoạt động, thêm vào đó là nhờ trợ giúp của máy định dạng và định vị.

Loài cá có tên lạ, xưa không ai ăn nay thành đặc sản nổi tiếng bán ra nước ngoài, 240.000 đồng/kg - 2

Mùa cá hố kéo dài từ đầu 1 tháng đến tháng 2

Sau khi thu lưới, cá hố sẽ được gỡ cẩn thận, tránh xây xước, bảo quản trong thùng xốp ướp đủ đá lạnh nhằm đảm bảo chất lượng.  Sau đó cá hố được vận chuyển từ ngoài khơi về đất liền, một phần được mang ra chợ bán tươi, một phần ngư dân đem ướp muối 2 ngày. Sau đó đem phơi dưới trời nắng cho khô tự nhiên.

Cá hố tươi mang về phơi khô mặc dù tốn công nhưng khi bán lại rất đắt hàng và cho giá bán cao hơn so với bán cá tươi. Trung bình 2kg cá hố tươi sau khi phơi khô đủ nắng tôi thu được khoảng 1kg cá khô.

Trên thị trường, cá hố tươi được bán với giá lên tới 240.000 đồng/kg và rất đắt khách. Chúng được bán nguyên con hoặc làm sạch cắt thành từng khúc bán ở siêu thị. 

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Gia Lâm vận động thực hiện “ứng xử đẹp” tại các danh lam, di tích lịch sử

Phụ nữ Gia Lâm vận động thực hiện “ứng xử đẹp” tại các danh lam, di tích lịch sử

Năm 2022, Hội LHPN huyện Gia Lâm thực hiện điểm mô hình Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu với không gian thực hiện chính là khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan tại xã Dương Xá. Chúng tôi xác định thực hiện thành công mô hình sẽ góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu Hà Nội và khát vọng...

Từ phụ nữ nhập cư đến nghị sĩ Pháp

Từ phụ nữ nhập cư đến nghị sĩ Pháp

Là nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên, bà Stéphanie Đỗ đã viết nên một câu chuyện đầy cảm hứng và kiên định: Không chỉ nỗ lực để thành công trên con đường chính trị của mình mà còn truyền cảm hứng tới nhiều phụ nữ khác để họ tự tin tiến bước trên con đường đã chọn.