Độc lạ loại bánh “nhiều tầng” xứ Lạng, cách chế biến quá cầu kỳ, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này

Thảo Anh
Chia sẻ

Nếu tới Lạng Sơn, du khách đừng quên thưởng thức món bánh cao sằng, một đặc sản nổi tiếng xứ Lạng, độc lạ từ tên gọi tới cách chế biến.

Lạng Sơn cũng là vùng đất có nhiều đặc sản đường phố mà các tín đồ ẩm thực nhất định phải nếm thử. Một trong những món ăn vặt được người dân Xứ Lạng ưa chuộng chính là bánh cao sằng, có nghĩa là bánh nhiều tầng. Dù được chế biến từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng cách chế biến lại rất cầu kỳ, tạo nên món ăn có hương vị đậm đà, đặc trưng, trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều người.

Món bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời và là món ăn kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam với Trung Hoa. Theo tìm hiểu, từ xa xưa, cao sằng là món ăn được người Hoa rất ưa chuộng, vì vậy trong quá trình sinh sống, giao lưu thương mại lại Lạng Sơn, người Hoa đã mang món ăn này đến. Qua thời gian, người dân Xứ Lạng đã chế biến món ăn này dần phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

Độc lạ loại bánh “nhiều tầng” xứ Lạng, cách chế biến quá cầu kỳ, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 1

Đặc sản bánh cao sằng Lạng Sơn

Sở dĩ gọi cao sằng là món ăn bình dân bởi nó được làm từ những nguyên liệu đơn giản là gạo tẻ, nhân là thịt lợn và hành khô. Tuy nhiên, để làm nên món bánh này, người ta phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, khi nấu lên sẽ mịn, mượt. 

Gạo tẻ sẽ được ngâm để qua đêm, sáng hôm sau vớt ra say nhuyễn, sau đó được hấp trong nồi cách thủy trong 40 phút, bánh được đổ thành hai lớp, khi lớp bột đầu tiên chín sẽ đổ lớp thứ hai. Sau khi chín hết lớp thứ hai, bột sẽ chín, đông lại thành bánh, phần nước bên trên sẽ được vớt bỏ.

Phần nhân bánh cũng khá đơn giản, được làm từ thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt và hành khô sau khi được xào chín sẽ phết một lớp mỏng lên trên mặt bánh để giúp bánh không bị khô, có mùi vị đậm đà hơn. Mùi vị đặc trưng của bánh cao sằng còn đến từ vị bùi của lạc đã được rang và giã nhỏ. 

Độc lạ loại bánh “nhiều tầng” xứ Lạng, cách chế biến quá cầu kỳ, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 2

Hình thức bánh trông rất hấp dẫn

Món bánh này muốn ngon mà không bị ngấy thì phải ăn kèm với nước chấm. Nước chấm loại bánh này thì không cần phải làm cầu kỳ, chỉ cần một ít giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nêm vừa đủ là đạt. Khi ăn nên đổ ngập nước chấm vào bánh thì vị sẽ ngon hơn và ít bị ngấy. Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh cao sằng kèm chút nước canh hầm từ xương ống lợn, vớt hết bọt nổi lên, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.

Bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị chán. Những đĩa bánh dành cho thực khách du lịch thường không quá hai miếng và nửa bát nước chấm. Đây là một món ăn vặt đường phố rất thích hợp vào những ngày đông lạnh, như vậy sẽ thưởng thức được trọn vẹn hương vị thơm ngon, nóng hổi của bánh. 

Độc lạ loại bánh “nhiều tầng” xứ Lạng, cách chế biến quá cầu kỳ, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 3

Bánh cao sằng thơm ngon, nóng hổi

Ở xứ Lạng, người ta hay truyền miệng một câu như thế này: “Nếu ghét thì nấu cho nhau ăn bánh cao sằng. Còn nếu cực ghét thì mời nhau cùng ăn”. Thoạt nghe cứ ngỡ đây là món bánh khó ăn, chỉ mời những người mình ghét. Tuy vậy những câu truyền miệng lại thể hiện sự hóm hỉnh, dí dỏm mang ý nghĩa ngược lại, người xứ Lạng mời nhau ăn bánh cao sằng là để thể hiện sự ấm áp của tình thân.

Có thể thấy, dù bánh cao sằng chỉ là một trong rất nhiều món ăn vặt của người dân xứ Lạng, nhưng nó chưa bao giờ bị lãng quên trong tâm thức của người dân nơi đây. Món bánh “nhiều tầng” này đã và đang làm phong phú menu ẩm thực Lạng Sơn mà du khách nhất định phải thưởng thức. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi rã đông thực phẩm

Lưu ý khi rã đông thực phẩm

Rã đông thực phẩm là bước không thể thiếu trước khi chế biến sản phẩm được bảo quản lâu trong tủ lạnh. Việc làm này giúp thực phẩm mềm ra, dễ dàng cắt thái và nấu chín đều. Sau đây là các cách và lưu ý khi rã đông thực phẩm.

Tinh hoa lược sừng Thuỵ Ứng

Tinh hoa lược sừng Thuỵ Ứng

Làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu được biết tới là nơi duy nhất trên cả nước làm lược bằng sừng trâu, bò. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, thương hiệu của làng nghề ngày càng được khẳng định. Không chỉ vậy, bằng đôi bàn tay khéo léo, sức lao động bền bỉ những người thợ làng nghề Thụy Ứng đã đa dạng hóa sản phẩm, đưa tên tuổi...

Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

Chị Tạ Thị Năm ở thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang có đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.