Đặc sản có tên rất lạ chỉ có ở miền Tây, nay dân thành phố ưa chuộng, ai may mắn lắm mới được thưởng thức

H.A
Chia sẻ

Loài này nhìn giống con cua, là món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực miền Tây.

Ở vùng sống nước miền Tây có một loài giống với con cua đồng nhưng mang tên rất lạ, đó là con ba khía.

Ba khía là loài giáp xác thuộc họ cua, sống ở vùng nước mặn, nước lợ, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn. Loài này được tìm thấy nhiều nhất ở Rạch Gốc thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Người dân địa phương cho biết ba khía Rạch Gốc ngon và nổi tiếng nhất.

Đặc sản có tên rất lạ chỉ có ở miền Tây, nay dân thành phố ưa chuộng, ai may mắn lắm mới được thưởng thức - 1

Ba khía là một đặc sản ở vùng sông nước miền Tây, du khách đến đây đều tìm đến để thưởng thức

Anh Hoàng (ở Rạch Gốc) chia sẻ: "Khoảng tháng 9, tháng 10 là thời điểm con ba khía vào mùa. Phải vào những ngày mưa thịt ba khía mới chắc và ngọt. Lúc này, chúng bu đen ở gốc cây trong rừng ngập mặn, người dân chèo xuồng luồn lách ở các gốc cây để bắt ba khía, thậm chí còn thò tay vào hang để bắt chúng".

Theo kinh nghiệm của anh Hoàng, chọn ba khía không nên chọn con có kích thước lớn, những con bé sẽ nhiều gạch và chắc thịt hơn (cỡ khoảng 17-22 con/kg). Nếu gặp những con ba khía đang ôm trứng thì hương vị sẽ càng hấp dẫn. 

Đặc sản có tên rất lạ chỉ có ở miền Tây, nay dân thành phố ưa chuộng, ai may mắn lắm mới được thưởng thức - 2

Từ ba khía có thể làm thành nhiều món ngon. Nhiều người nhận xét ba khía ngọt và thơm hơn cua

"Trước đây loài này có nhiều vô kể. Vào trung tuần tháng 10 âm lịch hàng năm là "ngày hội" của ba khía. Chúng rời hang, bò lên gốc cây thành từng chùm chồng chất lên nhau không biết bao nhiêu mà kể. Vào ngày này, người ta đến đây để hốt chứ không phải để bắt từng con. Bây giờ do diện tích rừng bị thu hẹp và nhiều người săn bắt nên con ba khía trong tự nhiên ngày càng giảm", anh Hoàng nói thêm. 

Trên thị trường, ba khía được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Ở các chợ tại Cà Mau hay trên trang thương mại điện tử, ba khía được bày bán nhiều mỗi khi đến mùa. Vì thế mà du khách gần xa biết tới ba khía nhiều hơn. Từ ba khía có thể làm thành các món ngon như nấu canh, rim me, rang me, hấp bia, trộn gỏi…

Ở Cà Mau, ba khía muối là món đặc sản mang lại thu nhập cho người dân. Mắm ba khía sau khi chế biến ăn với cơm, bún,... đều rất thơm ngon. Các công đoạn làm ba khía muối không khó nhưng cần tỉ mỉ, kỳ công. Để có được những con ba khía muối ngon thì phải chọn những con ba khía còn sống, đồng thời ba khía phải được rửa thật sạch. Ngoài ra, phần pha nước muối rất quan trọng, phải đảm bảo đủ độ mặn thì thịt ba khía mới ngon và giữ được lâu, không bị hỏng. Ba khía được muối trong thời gian từ 3-5 ngày là có thể ăn được.

Tại Cà Mau, ba khía muối có giá khoảng 210.000 đồng/kg. Nhiều du khách đến đây đều tìm món đặc sản này để mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Đặc sản có tên rất lạ chỉ có ở miền Tây, nay dân thành phố ưa chuộng, ai may mắn lắm mới được thưởng thức - 3

Đặc sản có tên rất lạ chỉ có ở miền Tây, nay dân thành phố ưa chuộng, ai may mắn lắm mới được thưởng thức - 4

Ba khía muối được nhiều du khách mua về làm quà

Trong một lần tới Cà Mau, được thưởng thức ba khía, bạn Hoài Anh (ở Đà Nẵng) chia sẻ: "Con ba khía giống con cua nhưng vị ngọt và thơm hơn. Mình đã được thưởng thức ba khía nấu canh và mắm ba khía. Với món mắm, khi ăn sẽ trộn ướp với các loại gia vị như chanh, tỏi, ớt, dứa, đường... để giảm độ mặn. Ngay từ tên gọi, loài giáp xác này đã khiến du khách tò mò muốn một lần ăn thử".

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.