Phụ nữ Thủ đô nhiều việc làm ý nghĩa, lan tỏa yêu thương

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam và thiết thực hướng ứng Tháng hành động vì trẻ em, tháng phòng chống bạo lực gia đình, trong tháng 6/2023, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, việc làm ý nghĩa như tổ chức ngày hội gia đình, kết nối yêu thương, hội thi, hội diễn văn hóa văn nghệ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện tặng quà phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa gia đình Việt; đồng thời vun đắp, lan tỏa tình yêu thương, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng.

Biểu dương những tấm gương phụ nữ tiêu biểu

Nhân ngày Gia đình Việt Nam vừa qua, Hội LHPN quận Long Biên đã tổ chức “Ngày hội gia đình – Kết nối yêu thương”, biểu dương 20 gia đình hội viên phụ nữ tiêu biểu trong các lĩnh vực, đặc biệt là những tấm gương phụ nữ luôn xây chắc nếp nhà, làm việc Hội giỏi.

Có thể kể đến đó là gia đình bà Nguyễn Thị Chuyển, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ 22 phường Đức Giang. Gia đình bà Chuyển sống chung 3 thế hệ dưới một mái nhà, trong nhiều năm qua, phương châm “kính trên nhường dưới, cơm sôi bớt lửa” là “bí quyết” để giúp các thành viên trong gia đình bà hiểu và yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Là cán bộ Hội, bà tích cực tham gia công tác xã hội, làm công tác từ thiện nhân đạo. Bà Chuyển gương mẫu đi đầu trong thực hiện hiệu quả mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ Hội”, có được nguồn vốn lại đem tặng quà chị em phụ nữ tàn tật tại chi hội mỗi tháng 500.000 đồng từ nhiều năm nay. Bà Chuyển còn nhận đỡ đầu 1 trẻ mồ côi; vận động hội viên và nhân dân thực hiện xã hội hóa xây dựng 3 tuyến bích họa ngõ hoa với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng…

Gia đình 3 thế hệ sống chung luôn hạnh phúc tràn ngập tiếng cười đó còn là gia đình bà Lê Thị Lẽ, phường Phúc Đồng. Là Tổ trưởng tổ phụ nữ chi hội 7, những năm qua, bà luôn say mê hoạt động công tác Hội và đi đầu trong các phong trào thi đua. Chồng bà là đội trưởng đội bảo vệ dân phố, ông luôn ủng hộ bà tham gia phong trào của Hội. Mới đây, ông còn là một trong những thành viên là nam giới tự nguyện tham gia hội viên danh dự của Hội Phụ nữ phường Phúc Đồng để thêm hiểu và đồng cảm với những công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của vợ đã làm trong thời gian qua.

Phụ nữ Thủ đô nhiều việc làm ý nghĩa, lan tỏa yêu thương - 1

Các đại biểu, lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, quận Long Biên tặng hoa, biểu dương các gia đình tiêu biểu.

Còn tại quận Thanh Xuân, dịp này, Quận Hội tổ chức Hội nghị biểu dương 75 tấm  gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thanh Xuân thi đua làm theo lời Bác giai đoạn 2018-2023”. Đây là những “bông hoa” đẹp, hết lòng vì hoạt động Hội và phong trào thi đua những năm qua. Đó là tấm gương bà Lê Thị Xuân, Chi hội trưởng Chi hội Nam Thăng Long 1, Hội LHPN phường Nhân Chính phát huy truyền thống tương thân tương ái, tích cực các hoạt động nhân đạo từ thiện, vận động chị em duy trì tổ từ thiện hàng tháng đóng góp từ 1,5 - 2 triệu đồng giúp đỡ các bệnh nhân tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương. Bà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp vào phong trào thi đua của khu dân cư, tổ dân phố và các phong trào công tác phụ nữ. Hay như bà Lê Thị Sáu, Chi hội trưởng số 18, Hội LHPN phường Khương Trung là cán bộ Hội xuất sắc, tấm gương phụ nữ năng động, sáng tạo, tích cực học tập và làm theo Bác. Nhiều năm liền bà đã cùng chi hội phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị tại khu dân cư để vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ chăn ấm, sách giáo khoa, quần áo để tặng các em nhỏ thuộc tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang… Còn bà Phạm Thị Cúc Tú, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Thanh Xuân Bắc đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và hệ thống chính trị khu dân cư xã hội hóa được hơn 300 triệu đồng mua trang thiết bị, trồng cây xanh tại các sân chơi…

Theo bà Trịnh Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hội LHPN quận Thanh Xuân, cùng với những tấm gương phụ nữ tiêu biểu như bà Xuân, bà Tú, bà Sáu còn có các bà Phạm Thị Nết, Nguyễn Thị Hải, Lê Thị Hiền… và nhiều tấm gương tiêu biểu khác dù ở độ tuổi khác nhau, đảm nhiệm vị trí công việc khác nhau nhưng luôn mẫn cán, năng động, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cộng đồng. Phát hiện và biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt góp phần phát triển các phong trào thi đua yêu nước trong các cấp Hội.

Nhiều hoạt động ý nghĩa vì phụ nữ, trẻ em

Kỷ niệm 22 năm ngày Gia đình Việt Nam, Hội LHPN các cấp đã tổ chức nhiều chương trình hay, ý nghĩa, có sức lan toả rộng rãi. 

Hội LHPN các xã của huyện Chương Mỹ đã tổ chức ngày hội gia đình – hội thi “Thuận vợ - Thuận chồng” nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; đồng thời khẳng định giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt. Chia sẻ niềm vui khi giành giải Nhất cuộc thi “Thuận vợ - Thuận chồng” do Hội LHPN xã Thanh Bình tổ chức, cặp vợ chồng anh Đỗ Kế Năng và chị Lưu Thị Dung, thôn Trung Hoàng cho biết: Chúng tôi rất vui khi được tham gia cuộc thi ý nghĩa, bổ ích mà Hội đã tổ chức. Trải qua 4 phần thi gồm: Chân dung, đồng hành, hiệp sức và thấu hiểu vợ chồng tôi lại có dịp hiểu nhau hơn nữa. Không những thế, chúng tôi còn được giao lưu học, học hỏi kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình, các kỹ năng xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phụ nữ Thủ đô nhiều việc làm ý nghĩa, lan tỏa yêu thương - 2

Các cặp vợ chồng huyện Chương Mỹ hào hứng tham gia hội thi “Thuận vợ - Thuận chồng”. 

Còn tại xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, Hội Phụ nữ đã tổ chức Hội thi “Tiếng hát gia đình” với sự tham gia của các gia đình đến từ các thôn, xóm trên địa bàn xã. Là những “nghệ sĩ không chuyên” nhưng các gia đình đã tập luyện nghiêm túc để đem đến hội thi những lời ca, tiếng hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi Bác Hồ, tình cảm gia đình… tạo nên sự gắn kết đầy thương yêu.

Tại huyện Phú Xuyên, Hội LHPN huyện tổ chức giao lưu Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi năm 2023 với chủ đề “Vun đắp những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam”. Hội thi nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”; thực hiện hệ giá trị gia đình đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới… Qua đó, góp phần xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, xây dựng quê hương phát triển bền vững.

Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong việc chăm lo, chia sẻ, động viên người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn; tạo cơ hội bình đẳng, động lực cho người khuyết tật cố gắng vượt qua khó khăn, tự tin vươn lên, hòa nhập cuộc sống, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu, đồng hành cùng con”. Hội LHPN huyện đã trao tặng 20 suất quà cho 20 chị em phụ nữ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Cùng trong khuôn khổ chương trình, Hội LHPN huyện tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027" (Đề án 938). Chị em cán bộ hội viên phụ nữ và các đội thi có thêm kiến thức về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; xâm hại tình dục trẻ em; bạo lực học đường; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ; tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ, người dân và cộng đồng trong thực hiện Đề án 938 nhằm can thiệp, hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực, xâm hại tình dục; xây dựng gia đình hạnh phúc.

Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, trong thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, các mạnh thường quân cùng chung tay hỗ trợ, chăm sóc nuôi dưỡng lâu dài hoặc có thời hạn đối với trẻ em mồ côi cha, hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa có hoàn cảnh khó khăn rất cần những cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, nhận đỡ đầu các con, thông qua tổ chức Hội là cầu nối.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...