Phát huy vai trò của tổ chức Hội thực hiện an toàn thực phẩm

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Bằng những việc làm thiết thực, thời gian qua các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm trong các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã góp phần giúp hội viên phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn thực phẩm; đồng thời thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn, chung tay cùng các ngành, các cấp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

Đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức

Ứng Hòa là huyện nông nghiệp, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô trên 40km. Toàn huyện gồm có 28 xã và 1 thị trấn. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.730ha (chiếm 69%) và dân số ở khu vực nông thôn chiếm 93,1%, có 70% phụ nữ làm nông nghiệp, tập trung chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Chị Ngô Thị Duệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Thời gian qua công tác an toàn thực phẩm (ATTP) được các cấp Hội Phụ nữ tổ chức có nhiều hoạt động gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" trong đó chú trọng tiêu chí “3 sạch”: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Với đặc thù là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy Hội Phụ nữ còn phát động các cơ sở Hội thành lập và ra mắt thêm nhiều mô hình “Sạch đồng ruộng” bằng việc tuyên truyền chị em hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra đồng ruộng... Bên cạnh đó, Hội đã vận động các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp ký cam kết thực hiện tốt "3 không" đó là "Không sản xuất rau không an toàn; không bán phụ gia thực phẩm không có trong danh mục không cho phép sử dụng; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn”.

Để nâng cao kiến thức, nhận thức về an toàn thực phẩm các cấp Hội Phụ nữ Ứng Hòa còn triển khai nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Các buổi sinh hoạt chi, tổ, câu lạc bộ, tập huấn, hội thi, phát tờ gấp, tuyên truyền trực quan bằng băng zôn khẩu hiệu. Từ năm 2022 đến nay Hội đã phối hợp với phòng y tế huyện cấp phát 3.600 tờ gấp, 1.100 cuốn sách tuyên truyền tới cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về nội dung liên quan đến vấn đề ATTP; phối hợp tổ chức 41 lớp tập huấn cho 2.130 học viên nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản ATTP, kỹ năng tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức, hành động và phòng ngừa tác hại của thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội thực hiện an toàn thực phẩm - 1

Chị em cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hội thi “Tìm hiểu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm” do Hội LHPN Hà Nội
tổ chức.

Việc mất vệ sinh ATTP xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó không thể không kể đến vấn đề nhận thức của một số người dân trong việc tham lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc không bảo đảm ATTP cho xã hội, cho chính bản thân và gia đình. Trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, bà Lê Thị Thúy Kiều, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận, cho biết từ nhiều năm nay các cấp Hội Phụ nữ quận Ba Đình đã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATTP nhằm thay đổi nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng, đã thu hút, vận động được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng cùng tham gia. Các cơ sở Hội phối hợp với Trung tâm Y tế quận và trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh; phát 715 tờ gấp tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến các hộ kinh doanh và cán bộ, hội viên, tham gia đoàn giám sát ATTP tại các chợ trên địa bàn. Tham gia cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về vệ sinh ATTP” do Hội LHPN Thành phố Hà Nội tổ chức…

Còn tại quận Đống Đa, chị Trần Thị Minh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN quận cho biết: Hội Phụ nữ trong thời gian qua đã xây dựng kế hoạch liên ngành kiểm tra, giám sát cùng các ban, ngành thành lập đoàn tổ chức kiểm tra chất lượng ATTP với các gian hàng, ngành hàng kinh doanh đồ ăn uống, thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các chợ và các cửa hàng kinh doanh. Qua các buổi giám sát, kiểm tra các cơ sở thực hiện nghiêm túc và nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng…

Kết quả cho thấy phần lớn các hộ kinh doanh đã có chuyển biến trong nhận thức và đảm bảo vệ sinh nguyên liệu, dần hình thành thói quen sử dụng găng tay nilon và đeo khẩu trang trong quá trình chế biến món ăn.

Nhân rộng nhiều mô hình thực hiện an toàn thực phẩm

Để thực hiện an toàn thực phẩm trong cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân được hiệu quả, Hội LHPN huyện Đông Anh đã xây dựng và thành lập mô hình “Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm”. Từ mô hình làm điểm tại một số xã đến nay đã được triển khai rộng khắp tại 24/24 xã, thị trấn. Hiện tại huyện Đông Anh đã xây dựng và duy trì 62 chi hội với hơn 2.000 hội viên đăng ký thực hiện mô hình. Qua mô hình này đã cung cấp kiến thức về vệ sinh ATTP cho các hộ kinh doanh và các gia đình về cách lựa chọn, nhận biết thực phẩm an toàn... Ngoài ra, có một số đơn vị làm tốt như tại xã Vân Nội, Hội Phụ nữ đã tích cực đẩy mạnh việc phát triển vùng trồng rau an toàn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vừa góp phần vào việc phát triển sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội thực hiện an toàn thực phẩm - 2

Chị em tích cực tham gia thực hiện mô hình “Sạch đồng ruộng”.

Chị Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết thêm: Xã Vân Nội đã quy hoạch phát triển vùng chuyên canh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 115ha tại thôn Ba Chữ, chiếm gần 50% diện tích đất nông nghiệp ở xã Vân Nội. HTX Ba Chữ đã đẩy mạnh việc phát triển vùng trồng rau hữu cơ an toàn với gần 150 thành viên, sản lượng rau củ quả các loại mỗi ngày cung cấp ra thị trường đạt từ 7-10 tấn. Không chỉ hướng đến những sản phẩm an toàn, HTX Ba Chữ còn mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình OCOP của Thành phố Hà Nội. Đến nay, Hợp tác xã có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, bao gồm: Rau cải chíp, rau cải ngồng, rau cải xanh, cải bó xôi, rau mùng tơi, xà lách xoăn, rau muống… Hay như HTX Nông nghiệp hữu cơ (xã Tiên Dương), do chị Phạm Thị Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị hội viên phụ nữ huyện Đông Anh đã phát triển nền nông nghiệp xanh, đảm bảo ATTP và thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần thực hiện thành công các chương trình kế hoạch và mục tiêu của huyện và Thành phố...

Từ năm 2018 triển khai mô hình Chi hội phụ nữ “Nói không với thực phẩm bẩn”, đến nay, các chi hội phụ nữ thuộc 14 phường và các chi hội tại 3 chợ trên địa bàn quận Ba Đình đã thực hiện tốt “Chi hội thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm” tuyên truyền triển khai sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các cơ sở, cam kết nói không với thực phẩm bẩn. Tại các chi hội, chị em còn mở thêm nhiều cửa hàng tiện ích, đồng thời các chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn của quận mở cũng giúp chị em tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn.

Để góp phần định hướng, tạo thói quen lựa chọn, sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho hội viên và nhân dân tại huyện Ứng Hòa, Hội Phụ nữ thành lập các mô hình chăn nuôi như: Nuôi gà đẻ xã Viên An, nuôi vịt xã Đông Lỗ, nuôi cá xã Trung Tú, Trầm Lộng... Từ đó, Hội vận động các chủ hộ dùng hàng hóa đạt quy chuẩn chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, gắn với các tiêu chí 3 sạch: “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” nhằm xây dựng ý thức và trách nhiệm cùng cộng đồng trong thực hiện an toàn thực phẩm.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ viết tiếp ước mơ xây Thủ đô hòa bình, sáng tạo

Người trẻ viết tiếp ước mơ xây Thủ đô hòa bình, sáng tạo

Tháng Tư lại về trong hương sen lặng lẽ sớm nở, trong sắc cờ đỏ thắm rực khắp phố phường, nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về một mốc son chói lọi trong lịch sử: Ngày 30/4 - ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khoảnh khắc lịch sử ấy, đất nước hôm nay đã bước sang trang mới, một trang viết bằng hòa bình, dựng xây và khát vọng...

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng: Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng: Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đã tích cực thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với những mô hình, phần việc cụ thể, hiệu quả...

Giúp phụ nữ kiến tạo tương lai

Giúp phụ nữ kiến tạo tương lai

Mới đây, Hội LHPN tỉnh Lai Châu phối hợp với CARE Quốc tế tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp - AFD khởi động dự án She Grows the Future (C-Future) hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, trong việc phát triển và áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Tính đến tháng 3/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 37 hợp tác xã do Hội LHPN các cấp hỗ trợ tư vấn thành lập. Trong quá trình vận hành mô hình HTX, cán bộ Hội các cấp cũng thường xuyên đồng hành cùng các thành viên. Đây là kết quả nỗ lực của tổ chức Hội trong thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm...

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ

Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng và triển khai nhiều chương trình, hoạt động góp phần vào thành tựu thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam.

Hiệu quả từ đổi mới, sáng tạo hoạt động Hội

Hiệu quả từ đổi mới, sáng tạo hoạt động Hội

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã sôi nổi thi đua thực hiện có hiệu quả chủ đề “Phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thủ đô tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Các hoạt động ý nghĩa thiết thực của tổ chức Hội thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ...

Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

60 năm đã trôi qua nhưng tinh thần cống hiến của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Phong trào là động lực để các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục thi đua xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, cùng dân tộc sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Người thợ giỏi có bàn tay vàng

Người thợ giỏi có bàn tay vàng

Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với nữ tướng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nữ anh hùng lao động, các nhà khoa học nữ và Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024.

Hội LHPN quận Ba Đình: Tinh thần “Ba đảm đang” thấm đẫm trong từng phong trào thi đua

Hội LHPN quận Ba Đình: Tinh thần “Ba đảm đang” thấm đẫm trong từng phong trào thi đua

Cách đây 60 năm phong trào “Ba đảm đang” đã trở thành cao trào cách mạng: Cùng phụ nữ miền Nam và nhân dân kháng chiến chống Mỹ cứu nước xây dựng bảo vệ hậu phương, bảo vệ miền Bắc XHCN ghi dấu ấn trong trang sử chói lọi của dân tộc. Và hôm nay bước vào thời đại cách mạng 4.0 được tiếp lửa truyền thống “Ba đảm đang”, lớp lớp phụ nữ lại tiếp tục tích cực tham gia...

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đứng trước thời cơ lớn để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.