Tay đàn ông “không an phận” khi hôn, không phải lúc nào cũng là chuyện dục vọng. Trong những cử động tưởng như vô tình ấy, có bản năng sinh lý, sự vụng về trong cách yêu, và cả sự thăm dò dè dặt.
1. Bản năng sinh lý: “Mất kiểm soát cơ thể” do adrenaline tăng vọt
Anh em đừng vội phủ nhận. Chuyện hôn hít với đàn ông thực sự giống như một công tắc sinh lý được bật lên. Như một người bạn của tôi từng nói: “Ngay khoảnh khắc môi chạm nhau, máu như dồn hết lên đầu, nếu tay không làm gì thì có cảm giác sẽ nổ tung tại chỗ”. Điều này thực ra liên quan đến việc dopamine được tiết ra trong não, hôn làm kích thích các chất dẫn truyền thần kinh, adrenaline tăng mạnh, và các hành động của cơ thể trở thành lối thoát để giải phóng năng lượng.
Bạn từng thấy những cảnh hôn sâu đầy nhập tâm chưa? Tay đàn ông thường ôm càng lúc càng chặt, đầu ngón tay vô thức vuốt nhẹ lưng đối phương.
Một đồng nghiệp của tôi thú nhận: “Đôi khi đang hôn mà tay trượt xuống eo rồi thấp hơn nữa, không phải cố ý sàm sỡ, chỉ là cơ thể phản ứng nhanh hơn cái đầu”. Giống như lúc chơi game quá hăng sẽ đập bàn, thì cử động tay khi hôn cũng là “tác dụng phụ” của sự hưng phấn sinh lý, chẳng khác gì cảm giác hét lên khi đội bóng yêu thích ghi bàn.
Theo các nghiên cứu, mật độ đầu dây thần kinh ở lòng bàn tay nam giới cao hơn nữ khoảng 30%, nên kích thích xúc giác càng làm tăng cảm giác khi hôn. Một người bạn của tôi là huấn luyện viên thể hình nói thẳng: “Dùng tay cảm nhận nhiệt độ, đường cong cơ thể của cô ấy, còn ‘phê’ hơn là chỉ hôn bằng môi. Giống như ăn lẩu mà phải có coca lạnh, thiếu một trong hai là không trọn vẹn”.
Vậy nên, đôi khi tay “không an phận” thực chất là cơ thể đang theo đuổi một trải nghiệm cảm xúc trọn vẹn, chẳng có gì phức tạp hay đen tối cả.
Ảnh minh họa
2. Thể hiện tình cảm: “Ngôn ngữ cơ thể” của những anh chàng vụng về
Nhiều chàng trai rất vụng về trong ăn nói, yêu đương thì lúng túng, chẳng nói nổi lời đường mật, thế là hành động cơ thể trở thành “ngôn ngữ thay thế” để thể hiện tình cảm.
Tôi quen một anh chàng lập trình viên, thường ngày nói chuyện với bạn gái ba câu là hết đề tài, nhưng khi hôn lại nhẹ nhàng đỡ lấy gáy cô ấy, điều anh học từ phim ảnh. Anh ấy nói: “Tôi sợ nói ‘Anh yêu em’ nghe sến quá, chỉ cần dùng tay kéo cô ấy lại gần hơn, chắc cô ấy sẽ hiểu”.
Có kiểu “ôm kiểu an toàn” cũng rất phổ biến. Một số chàng trai khi hôn sẽ ôm eo bạn gái thật chặt, thậm chí hơi siết nhẹ. Một anh làm sales kể tôi nghe: “Bạn gái cũ tôi hay trách tôi bận công việc mà bỏ bê cô ấy. Một lần hôn, tôi vô thức ôm cô ấy thật chặt, sau này cô ấy nói chính lúc đó, cô ấy thấy được vị trí của mình trong lòng tôi”.
Với đàn ông, đôi khi sự “không an phận” của đôi tay là vì lo sợ mất đi. Tay siết chặt là trái tim đang hoảng hốt, sợ rằng người trước mắt chỉ là ảo ảnh.
Còn có một kiểu biểu đạt kỳ lạ khác, đó là kiểu “dấu hiệu sở hữu vô thức”. Ông anh họ làm giáo viên của tôi có thói quen khi hôn thì dùng ngón tay móc vào đai lưng quần bạn gái. Nghe hơi lạ, nhưng anh ấy bảo: “Giống như động vật dùng mùi hương để đánh dấu lãnh thổ, tôi vô thức muốn để lại một tín hiệu chỉ hai đứa biết”.
Từ đó có thể thấy, cách đàn ông thể hiện tình cảm có thể rất vụng về, không nói được “Em là của anh”, thì họ dùng đầu ngón tay để “đóng dấu ngầm”.
Ảnh minh họa
3. Thử thăm dò vô thức: “Trò chơi ranh giới” giữa muốn gần và sợ vượt giới hạn
Thực ra hành động tay của đàn ông khi hôn chứa đựng nhiều sự “thử thăm dò cẩn thận”. Lúc mới yêu, ai mà chẳng bắt đầu từ chạm vai, vuốt tóc?
Một anh chàng làm thiết kế kể về mối tình đầu: “Lần đầu hôn bạn gái, tay tôi lơ lửng giữa không trung không biết để đâu, cuối cùng giả vờ vén tóc cô ấy để có cớ chạm nhẹ vào tai”. Bản chất của sự thăm dò là: “Mình làm vậy, liệu cô ấy có thấy khó chịu không?”.
Còn có kiểu “tiến từng nấc” rất rõ, từ ôm eo, vuốt nhẹ lưng, đến ngón tay dần di chuyển lên. Đây thực ra là một quá trình “thu thập phản hồi”. Khi hành động không bị gạt ra, đàn ông mới dám tiến thêm một bước.
Một anh bác sĩ nói rất thực tế: “Giống như trước khi mổ phải kiểm tra sinh hiệu bệnh nhân, tôi phải thông qua phản ứng cơ thể cô ấy để biết có thể thân mật thêm hay không”. Nói trắng ra, phía sau cái tay “không an phận” là một cuộc giằng co giữa khao khát gần gũi và sợ vượt quá giới hạn.
Tất nhiên, cũng có những lần thất bại thảm hại. Một anh bạn làm tài chính của tôi kể: “Có lần hẹn hò uống chút rượu, lúc hôn tay lỡ chạm vào ngực cô ấy, bị đẩy ra ngay và cả tháng sau cô ấy không thèm nhắn tin”.
Giờ anh rút ra bài học: “Càng thích một người, càng phải kiềm chế. Sờ bậy là thiếu tôn trọng”. Cho nên, sự “không an phận” của người đàn ông trưởng thành luôn đi kèm với cảm giác chừng mực, càng yêu, càng hiểu lúc nào cần dừng lại.