Có nên vì con mà gương vỡ lại lành sau ly hôn?

TÂM GIAO
Chia sẻ

Thời gian gần đây, chúng tôi đang suy nghĩ có nên vì con mà gương vỡ lại lành. Bởi việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khiến chúng tôi luôn phải gặp gỡ, trao đổi thường xuyên. Tuy nhiên, tôi không muốn lặp lại cuộc sống hôn nhân bất hạnh như trước đây.

Tôi và anh ấy đã từng chung sống trong cuộc hôn nhân hạnh phúc; nhưng rồi biến cố ập đến khi gia đình tôi làm ăn phá sản. Khó khăn về kinh tế khiến vợ chồng tôi luôn mâu thuẫn với nhau. Cả tôi và anh đã có một thời gian dài làm tổn thương nhau nặng nề. Tình cảm không thể níu kéo, chúng tôi quyết định chia tay nhau.

Thời điểm ly hôn, chúng tôi có hai con chung: Con gái hơn 8 tuổi, con trai tròn 5 tuổi. Vì các con còn nhỏ, chúng tôi thỏa thuận để con lại sống cùng với cô ấy còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng. Không biết có phải vì quá nặng lòng với con cái nên chúng tôi nghĩ đến chuyện tái hôn sớm. Những chuyện liên quan đến con cái, cô ấy vẫn gọi điện cho tôi về giải quyết. Hai đứa con vì thế mà nhiều lần níu kéo bố mẹ về gần nhau.

Thời gian gần đây, chúng tôi đang suy nghĩ có nên vì con mà gương vỡ lại lành. Bởi việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khiến chúng tôi luôn phải gặp gỡ, trao đổi thường xuyên. Tuy nhiên, tôi không muốn lặp lại cuộc sống hôn nhân bất hạnh như trước đây.

Bởi tôi nhận thấy cô ấy vẫn chẳng có gì thay đổi, mỗi khi tức giận điều gì lại lớn tiếng xúc phạm chồng con như trước. Và tôi, cũng không muốn làm người đàn ông luôn dưới trướng vợ nên vẫn thường dùng mọi cách để áp đảo dành thế thắng cho mình. Thật sự, bây giờ tôi không biết có nên sống vì con mà quay lại cuộc sống hôn nhân như xưa không?

Minhthanh@gmail.com

Có nên vì con mà gương vỡ lại lành sau ly hôn? - 1

Ảnh minh họa

Nếu bạn hỏi rằng có nên sống vì con mà quay lại cuộc sống hôn nhân như xưa không thì Tâm Giao khuyên rằng không nên. Bởi cuộc sống hôn nhân ấy không làm cho vợ chồng bạn và con cái các bạn hạnh phúc. Bạn đã nhìn thấy rõ mình và cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm sống, không hề thay đổi chút nào. Chính vì những điều đó mà cuộc hôn nhân trước đây của các bạn lâm vào bế tắc, dẫn đến đổ vỡ.

Tâm Giao rất hoan nghênh tình thần “vì con” của bạn và cô ấy. Dù đã ly hôn nhưng cả hai vẫn hướng về con, dành thời gian để quan tâm, chăm sóc các con. Cô ấy vẫn giữ vai trò và vị trí của bạn trong việc phối hợp cùng để nuôi dạy các con sau ly hôn. Bằng chứng là mỗi khi các con có vấn đề, cô ấy vẫn gọi bạn về để cùng chung tay giải quyết. Và bản thân bạn cũng sẵn sàng làm điều đó để hỗ trợ cô ấy. Điều này rất tốt cho bọn trẻ.

Tuy nhiên để hàn gắn lại hôn nhân, gương vỡ lại lành, ngoài mục đích chính “vì con” các bạn cần phải “vì mình” nữa. Cả hai phải thay đổi lại suy nghĩ và quan điểm sống trước đây. Cô ấy cần học cách ứng xử với chồng “văn minh” hơn thay vì xúc phạm chồng mỗi khi tức giận; còn bạn cũng cần học cách “nhường nhịn” vợ thay vì lúc nào cũng muốn dành thế thắng tuyệt đối, để rồi dùng mọi cách áp chế vợ. Với bạn đời, nếu cứ “bất phân thắng bại”, hơn thua nhau trong cuộc sống hàng ngày thì không bao giờ hạnh phúc.

“Vì con” là các bạn phải sống yêu thương nhau nhiều hơn, hiểu và bao dung, chia sẻ, thấu hiểu cho nhau trong cuộc sống hàng ngày để tạo nên một mái ấm hạnh phúc. Gặp khó khăn thì cùng nhau tháo gỡ để vượt qua thay vì đổ lỗi, chỉ trích nhau. Nếu làm được như vậy thì gương vỡ lại lành, còn nếu mỗi người vẫn giữ quan điểm sống như trước đây thì hãy như bây giờ, chỉ cần phối hợp với nhau thật tốt để nuôi dạy con, còn mỗi người hãy sống cuộc sống riêng của mình.  

 

Chia sẻ

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

“Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.

Làm gì khi con biết yêu?

Làm gì khi con biết yêu?

Khi phát hiện con, nhất là con đang trong cấp học phổ thông biết yêu, một số cha mẹ lo lắng, hoang mang, một số lại bình tĩnh đón nhận. Cũng có cha mẹ chọn cách quyết liệt ngăn cấm, nhưng có người lại “ngó lơ” để con được tự nhiên với những rung động đầu đời. Chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường Trường liên cấp Tiểu học và THCS...

Chồng đã cũ yêu làm sao cho mới?

Chồng đã cũ yêu làm sao cho mới?

Là một người đàn ông, tôi phải thành thật mà nói rằng đàn ông chúng tôi dễ cũ đi hơn phụ nữ rất nhiều. Đặc biệt là sau khi kết hôn. Vì tôi thấy ngoài kia, rất nhiều người vợ đang phải sử dụng một ông chồng rất cũ.

Nàng dâu khái tính

Nàng dâu khái tính

Linh vẫn luôn nghĩ, mình sẽ không cậy nhờ gì ở nhà chồng. Cô thích sự tự lập, tự chủ để có thể “kê cao gối lên mà ngủ”.

Tầm soát hôn nhân

Tầm soát hôn nhân

Giống như việc thăm khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát ung thư… hôn nhân cũng cần được thăm khám và tầm soát.

Vợ anh không xấu

Vợ anh không xấu

Cơ quan Tuấn tổ chức gặp gỡ nhân dịp ngày thành lập, mời toàn thể vợ chồng con cái cán bộ cùng tham dự. Mọi người ai cũng hồ hởi đăng ký, chỉ riêng Tuấn là ngại ngần. Rồi Tuần báo cáo: “Em chỉ đi một mình. Vợ em đang đi công tác vắng nên không đến được. Thật là tiếc”.

Cái phúc của người già

Cái phúc của người già

Ông nội tôi có một người bạn thân là ông Thức. Hai ông đã đi bên nhau gần trọn cuộc đời. Mối lương duyên đó bắt đầu từ khi hai ông còn là những đứa trẻ chăn trâu thò lò mũi xanh, tới khi đã lên lão...

Chồng... nhạt

Chồng... nhạt

Tôi tin là nhiều phụ nữ đang có câu hỏi này. Hôn nhân phải chăng đã làm nhạt nhẽo đi người chồng đã từng là mặn nồng, đã từng là ngọt ngào của họ.