Điều trị hóa chất trong ung thư máu ác tính

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Tuyết Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai
Chia sẻ

Điều trị hóa chất trong bệnh ung thư máu ác tính là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong máu, bao gồm các loại bệnh như bạch cầu cấp tính (acute leukemia), u lympho ác tính (malignant lymphoma), đa u tủy xương (multiple myeloma).

Bệnh nhân nào phù hợp với điều trị hóa chất?

Bệnh nhân có chỉ định điều trị hóa chất là các bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu ác tính như bạch cầu cấp dòng tủy hoặc dòng lympho, u lympho ác tính, đa u tủy xương, rối loạn sinh tủy… Bệnh nhân cần điều trị để tiêu diệt các tế bào ung thư trong máu đạt lui bệnh và có kế hoạch cho ghép tế bào gốc ở những bệnh nhân đạt tiêu chuẩn ghép.

Những bệnh nhân không thể sử dụng phương pháp này bao gồm: Bệnh nhân có các bệnh lý nền nặng, phức tạp như suy tim, suy gan, suy thận mức độ nặng hoặc các bệnh lý nhiễm trùng không kiểm soát được; Bệnh nhân không đủ sức khỏe để chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị hóa chất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp này

Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong máu, tủy xương và các cơ quan khác, nơi mà tế bào ung thư lan tràn. Phương pháp điều trị này giúp đẩy lui bệnh và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Ngoài ra, điều trị hóa chất có thể kết hợp với liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc để tăng hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư máu ác tính.

Hóa trị có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát và tiêu diệt tế bào ung thư máu, cải thiện cơ hội sống sót và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể phụ thuộc vào loại ung thư máu, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì kỹ thuật này cũng có một số hạn chế nhất định. Tác dụng phụ của nó là có thể gây tổn thương tế bào bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ như suy giảm miễn dịch, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị hóa chất trong ung thư máu ác tính - 1

Ảnh minh họa

Các bước trong điều trị   hóa chất

Điều trị hóa chất trong bệnh ung thư máu ác tính sẽ gồm 5 bước. Thứ nhất, đánh giá và chẩn đoán - bác sĩ tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, tủy xương để chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá các bệnh lý phối hợp kèm theo. Bước 2 là lập kế hoạch điều trị - xác định phác đồ hóa trị cụ thể, bao gồm loại thuốc, liều lượng, và thời gian điều trị. Bước 3, thực hiện hóa trị - hóa chất được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc uống theo từng đợt. Bước 4, theo dõi và điều chỉnh - theo dõi phản ứng của cơ thể với hóa trị, điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. Bước 5, hỗ trợ phục hồi - cung cấp các biện pháp hỗ trợ như truyền máu, kháng sinh và chăm sóc dinh dưỡng để giúp bệnh nhân phục hồi.

Người bệnh cần lưu ý gì khi điều trị?

Việc đầu tiên, người bệnh và gia đình cần theo dõi sát các triệu chứng. Bệnh nhân cần báo cáo ngay với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường như sốt, buồn nôn, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt nhất và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Để phòng ngừa biến chứng, chúng tôi sẽ cho người bệnh sử dụng kháng sinh dự phòng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh việc điều trị thân bệnh thì yếu tố tâm bệnh cũng vô cùng quan trọng. Gia đình và đội ngũ y tế cần hỗ trợ tâm lý để bệnh nhân giữ vững tinh thần trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh cần được theo dõi định kỳ bằng các xét nghiệm máu để đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng. Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, đau không thể kiểm soát hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng.

Chia sẻ

ThS.BSNT. Nguyễn Thị Tuyết Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai

Tin cùng chuyên mục

Đừng chủ quan khi đau tinh hoàn

Đừng chủ quan khi đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lý tinh hoàn, mỗi người nam giới ít nhất có vài lần đau tinh hoàn trong đời.

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 - 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 - 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Với những người đang dùng thuốc điều trị, việc uống thuốc cũng giống như thức ăn, đều được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến thuốc như thay đổi quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa của thuốc, có thể khiến thuốc người bệnh đang dùng có tác dụng nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí làm bất hoạt tác dụng của...

Dưỡng da trong mùa đông

Dưỡng da trong mùa đông

Vào mùa đông, chị em nên quan tâm chăm sóc da để tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp. Một trong những cách để chăm sóc da hiệu quả là đắp mặt nạ.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.