Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot

H.M
Chia sẻ

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật “hơn đứt” phiên bản Hàn Quốc bởi cái kết nhân văn, giàu ý nghĩa.

Ngày 25/7, Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật phát sóng 2 tập cuối cùng, chính thức “đá văng” phiên bản Hàn Quốc bởi cái kết quá tinh tế, sâu sắc. Khác với nội dung và chất lượng “đuối dần đều” của bộ phim do Park Min Young thủ vai chính, bản Nhật kết thúc hành trình tái sinh giành lấy hạnh phúc trong "cơn mưa" lời khen của khán giả.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 1

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật chính thức “đá văng” phiên bản Hàn Quốc bởi cái kết quá tinh tế, sâu sắc.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) được chắp bút bởi Oshima Satomi - biên kịch từng ghi dấu ấn với Một Lít Nước Mắt và do đạo diễn The Glory – Anh Gil Ho cầm trịch. Sự phối hợp của cả hai đã mang đến một tác phẩm trùng sinh - báo thù nhưng giàu chiều sâu, thoả đáng đến từng chi tiết. Bên cạnh đó, các yếu tố bản địa hoá khiến câu chuyện “viết lại cuộc đời” trở nên sống động, chân thực hơn bao giờ hết.

Kịch bản cải biên khó đoán, chất lượng vượt xa phim của Park Min Young

Bước vào thế giới của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025), khán giả theo chân Kanbe Misa (Koshiba Fuka) - người con gái luôn sống lặng lẽ, cam chịu như một nhân vật bên lề. Đến những ngày cuối đời, cô vẫn nghĩ: “Cuộc sống này cũng chẳng đến nỗi tệ” dù mắc ung thư ở giai đoạn không thể cứu vãn.

Kiếp đầu tiên của Misa kết thúc khi cô phát hiện ra mối quan hệ ngoài luồng giữa người chồng – Hirano Tomoya (Yokoyama Yu) và bạn thân duy nhất – Esaka Reina (Shiraishi Sei) rồi bị bọn họ chính tay hại chết.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 2

Kanbe Misa (Koshiba Fuka) là người con gái luôn sống lặng lẽ, cam chịu.

Tưởng chừng đời đến đây là hết, Misa tỉnh dậy và bất ngờ phát hiện mình đã quay trở về 10 năm trước. Ngay khi nhận ra điều đó, cô quyết tâm lên kế hoạch thay đổi số phận, đứng lên làm chủ cuộc đời.

Nhưng trưởng phòng Suzuki Wataru - người cô chưa từng để ý đến trong “kiếp trước” lại xuất hiện như một biến số. Từ đây, Misa không chỉ bắt đầu hành trình báo thù, viết lại câu chuyện nơi bản thân là nhân vật chính mà còn tìm lại những gì cô đã vô tình bỏ lỡ ở kiếp đầu tiên.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 3

Misa dần tìm lại những gì cô đã vô tình bỏ lỡ ở kiếp đầu tiên.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 4

Trưởng phòng Suzuki Wataru - người Misa chưa từng để ý đến trong “kiếp trước” lại xuất hiện như một biến số.

Không hài hước, ngọt đến “sâu răng” như bản Hàn, bản Nhật mang đến một màu sắc sâu lắng, tinh tế hơn rất nhiều. Trong 10 tập, bộ phim giải quyết gọn ghẽ các vấn đề đã đặt ra, loại bỏ các chi tiết, nhân vật thừa thãi, nhịp độ nhanh nhưng đào sâu vào tâm lý nhân vật khiến khán giả không thể rời mắt. Đặc biệt, phim có nhiều tình tiết khó đoán, gay cấn ngay cả với những người đã đọc nguyên tác truyện tranh hay xem bản Hàn.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 5

Phim có nhiều tình tiết khó đoán, gay cấn.

Bên cạnh đó, vấn đề chung của các bộ phim với mô-típ như Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi là biến việc trả thù thành động lực chính của nhân vật, nam chính sẽ vô tình trở thành “công cụ” để nữ chính thực hiện việc báo oán. Đó cũng chính là lối mòn mà phiên bản Hàn Quốc đã sa vào.

Nhưng với bản Nhật, Misa và Wataru đều cho thấy bản thân có những ước mơ, hoài bão riêng. Để không rơi vào tình huống như kiếp trước, Misa tự mình lên kế hoạch, giải quyết vấn đề và hơn hết là thay đổi góc nhìn của bản thân để từ bỏ vai “nạn nhân”, chủ động giành lấy hạnh phúc.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 6

Misa tự mình lên kế hoạch, giải quyết vấn đề và hơn hết là thay đổi góc nhìn của bản thân để từ bỏ vai “nạn nhân”, chủ động giành lấy hạnh phúc.

Về phía Wataru, tâm lý nhân vật này được khắc họa với những cá tính rất riêng chứ không chỉ là một điểm tựa cho nữ chính dựa dẫm. Anh thông minh, lạnh lùng và thẳng thắn nhưng cũng có đôi phần vụng về trong việc thể hiện tình cảm. Đây là chi tiết rất hợp lý vì không phải tự nhiên mà Wataru bỏ lỡ Misa ở dòng thời gian trước.

Wataru đã sống một cuộc đời đầy hối tiếc ở lần đầu tiên: vụt mất biết bao cơ hội bắt chuyện với người mình yêu, vì nhu nhược mà từ bỏ ước mơ làm nghiên cứu sinh, không tin tưởng em gái khiến cô phải xin thôi việc… Vì thế, ở lần sống này, anh luôn âm thầm dõi theo, bảo vệ những người mình yêu thương. Thậm chí Wataru sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đổi lấy hạnh phúc của Misa.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 7

Wataru sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đổi lấy hạnh phúc của Misa.

Tuyến tình cảm giữa cặp đôi chính trong Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) được phát triển một cách từ tốn, chậm rãi. Dù Misa vốn là người trong lòng của Wataru từ những năm tháng đại học, khoảng cách giữa 2 người ban đầu vẫn là “gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời”. Thế nhưng kể từ lần đầu gặp nhau sau tái sinh, Misa và Wataru dần hình thành kết nối khi phát hiện họ luôn có những điểm giao chung: cùng yêu thích một quán ăn, cùng niềm đam mê với trà rang houjicha và wagashi (một loại bánh truyền thống của Nhật)...

Qua từng tập phim, khán giả có thể dễ dàng nhận ra tình cảm của Misa dành cho Wataru ngày một nảy nở. Về phía nam chính, khi mọi thứ vẫn chỉ là tình đơn phương, điều Wataru yêu chưa chắc đã là Misa mà có thể chỉ là một lý tưởng về cô, một chấp niệm đầy tiếc nuối. Nhưng khi cả hai bước về phía nhau, Wataru chắc chắn đã thực sự yêu Misa vì chính con người cô.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 8

Khoảng cách giữa vị trí ngồi của Misa và Wataru thu hẹp lại qua mỗi tập phim.

Chất lượng hình ảnh mãn nhãn của phim, đặc biệt ở 2 tập cuối của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) cũng được cộng đồng người hâm mộ bàn tán xôn xao, dành không ít lời khen cho bộ phận quay dựng. Đặc biệt, cảnh nữ phụ Reina đứng dưới cơn bão tuyết hiện đang viral mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 9

Cảnh nữ phụ Reina đứng dưới cơn bão tuyết hiện đang viral mạnh mẽ.

Sự tương phản trong sắc độ của nền trời tuyết và chiếc áo len đỏ tạo nên một cảnh phim “tuyệt đối điện ảnh”, chạm vào sự thương cảm ít ỏi cuối cùng trong lòng khán giả dành cho cô ả Reina vừa đáng thương, vừa đáng trách. Phân đoạn chuyển cảnh mượt mà giữa giường bệnh của nam chính và nam phụ khi bác sĩ báo tử cũng khiến người xem “thót tim” vì ngỡ người qua đời là Wataru.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 10

Phân đoạn chuyển cảnh mượt mà giữa giường bệnh của nam chính và nam phụ khi bác sĩ báo tử khiến người xem “thót tim”.

Sato Takeru khiến khán giả vừa mê vừa sợ, thoại đắt giá “chặt chém” cả nữ chính

Vào vai Suzuki Wataru, Sato Takeru như "xé truyện" bước ra khi sở hữu ngoại hình điển trai, khí chất tổng tài “lạnh lùng với cả thế giới nhưng dịu dàng với mỗi mình em”. Là điểm sáng của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025), nhân vật nam chính khi vào tay đội ngũ làm phim người Nhật được khắc hoạ khéo léo, sống động và mang màu sắc khác hẳn bản Hàn.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 11

Nhân vật nam chính khi vào tay đội ngũ làm phim người Nhật được khắc hoạ khéo léo, sống động và mang màu sắc khác hẳn bản Hàn.

Mang danh cháu trai chủ tịch, con giám đốc, Wataru thực chất chỉ là con riêng vợ đầu của giám đốc, tức cha dượng anh. Không lâu sau khi mẹ anh kết hôn, bà qua đời, để lại cho Wataru sự cô đơn, mặc cảm sâu sắc vì phải sống nhờ ân huệ của gia đình cha dượng.

Sự xuất hiện của Kanbe Misa trong cuộc đời Wataru như một cơn gió mát lành thổi vào tâm hồn anh. Anh thích Misa trong lặng lẽ, âm thầm quan sát cô từ xa. Biết Misa hết lòng thương yêu chú rùa Kamekichi sống ở hồ trường đại học, anh đã cưu mang chú rùa khi hồ cạn nước.

Đây cũng là một chi tiết đắt giá trong phiên bản Nhật. Hình ảnh “rùa” xuất hiện nhiều lần trong bộ phim: là hình dáng của chiếc bánh wagashi mà Misa và Wataru cùng yêu thích, là chú rùa Kamekichi – “nhân chứng” dõi theo chuyện tình của hai nhân vật chính từ những ngày đầu tiên, là biểu tượng của may mắn và sức sống trường tồn trong văn hoá Nhật Bản.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 12

Hình ảnh “rùa” xuất hiện nhiều lần trong bộ phim.

Quay lại với nam chính, phân cảnh khiến khán giả từng xem bản Hàn cũng phải sốc và ám ảnh ở tập 4 là khi bộ phim tiết lộ góc nhìn của Wataru trong những ngày cuối cuộc đời đầu tiên. Trên đường đến nhà Misa sau khi nghe tin cô bị bệnh, Wataru đã tận mắt chứng kiến cảnh người mình yêu rơi từ chung cư xuống. Chẳng ai ngờ, lần đầu anh được ôm Misa trong tay lại là lúc cô chỉ còn là hũ tro cốt.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 13

Chẳng ai ngờ, lần đầu anh được ôm Misa trong tay lại là lúc cô chỉ còn là hũ tro cốt.

Sự thành công trong việc khắc hoạ một Wataru làm lu mờ hẳn nam chính bản Hàn cũng đến từ khả năng diễn xuất tinh tế của Sato Takeru. Nam diễn viên Lãng Khách Kenshin từng khiến cả ác nữ Reina Esaka lẫn khán giả xem phim rùng mình qua màn “khắc chế trà xanh”. Từ ánh mắt đến cách nhả thoại của Takeru đều “át vía” đối phương, tất cả tạo nên một phân cảnh huyền thoại.

Cụ thể, khi Reina - ả “bạn thân” giả tạo của Misa tuôn ra những lời không hay về cô trước mặt Wataru, anh nói: “Cô nói mình là bạn thân của Misa mà lúc nào cũng nói xấu sau lưng và hạ thấp cô ấy nhỉ? Esaka, cô có hứng thú với tôi à? Tôi thấy rất khó chịu. Mọi lời nói, hành động của cô đều khiến tôi thấy phiền.

Tôi khuyên cô nên nhớ kỹ điều này: Những người có thể thản nhiên hãm hại người khác sớm muộn gì cũng phải trả giá. Bị người yêu bỏ á? Với cái tâm địa độc hại như cô, chắc chẳng có người đàn ông nào thật lòng muốn mang lại hạnh phúc cho cô đâu.”

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 14

Ngay cả nữ chính Misa cũng không thoát khỏi những câu nói mang tính sát thương của Wataru.

Ngay cả nữ chính Misa cũng không thoát khỏi những câu nói mang tính sát thương của Wataru. Ở tập đầu, khi Misa còn chưa thực sự thoát được bản thể cũ của chính mình, xuất phát từ sự quan tâm, Wataru đã nói những lời hết sức chua chát, buộc Misa phải “thức tỉnh”, đối mặt với thực tế:

“Cô có biết vì sao toàn loại người rác rưởi bám lấy cô không? Vì cô là người tốt? Cơ mà không phải vậy. Là vì cô nhẹ dạ cả tin.

Người bình thường nếu thấy kẻ tệ hại đến gần thì sẽ cảnh giác và tránh xa. Nhưng cô thì lại ở rộng vòng tay chào đón những kẻ tồi tệ như thể biết ơn, rồi đúng như dự đoán, bị đối xử tệ.

Cô lại cho rằng nếu mình chịu đựng thì sẽ ổn, đóng vai nạn nhân. Cô tự để tay lái cuộc đời mình rơi vào tay lũ rác rưởi rồi cứ thế lao đầu xuống vực. Vậy mà vẫn nghĩ mình là người tốt, kiên cường.”

XEM VIDEO: Lời nói "sát thương" của nam chính trong Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật.

Ngoài mặt lạnh lùng là thế, Wataru vẫn âm thầm bảo vệ, dõi theo từng hành động của Misa đến mức anh cũng tự nói với lòng mình: “Ngoài đời mà có người xuất hiện mọi nơi như này thì là kẻ bám đuôi chắc luôn.”

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 15

Ngoài mặt lạnh lùng là thế, Wataru vẫn âm thầm bảo vệ, dõi theo từng hành động của Misa.

Cái kết “đá văng” bản Hàn: Quá khứ của ác nữ được hé lộ, dù "điên" vẫn được hội chị em săn đón vì quá đẹp

Trong 1 tuần trước khi 2 tập khép lại hành trình của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) lên sóng, nhiều khán giả hoang mang vì hành động kỳ lạ không rõ động cơ của Wataru ở cuối tập 8. Đồng thời, netizen bày tỏ sự bất an trước 2 “thành phần nguy hiểm” – Reina và Tomoya.

Khi tập cuối được trình làng, người xem được trải nghiệm cảm giác đi từ những giây phút kịch tính, nặng nề đến khóc cùng, cười cùng nhân vật chính rồi vỡ oà trong niềm hạnh phúc trọn vẹn ở cuối phim. Đặc biệt, câu chuyện về Reina đã thực sự tạo nên dấu ấn đặc biệt cho phiên bản này của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 16

Câu chuyện về Reina đã thực sự tạo nên dấu ấn đặc biệt cho phiên bản này của Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi.

Khác với bản Hàn, bản Nhật đã thành công trong việc lý giải sự ám ảnh của Reina đối với Misa, khắc hoạ rõ nét tâm lý thái nhân cách của cô. Đồng thời, ngụ ý cho việc kẻ xấu không phải được sinh ra mà là được tạo thành.

Bộ phim đưa khán giả quay trở về tuổi thơ của Reina, cô bé phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn, cha có gia đình mới và cũng từ chối nuôi Reina. Ở với người mẹ có tâm lý méo mó một thời gian, Reina tận mắt chứng kiến cảnh mẹ tự sát, gieo mình từ ban công toà nhà. Trước khi chết, bà hỏi Reina: “Nếu tao chết, mày sẽ nhẹ lòng hơn đúng không?” nhưng cô bé chỉ im lặng.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 17

Sau này, khi thấy Misa thường xuyên bị bạn bè cô lập, cô đã kết bạn với Misa.

Sau này, khi thấy Misa thường xuyên bị bạn bè cô lập, cô đã kết bạn với Misa. Không rõ khi ấy Reina có chút thật lòng nào không hay chỉ là đang tìm một con mồi yếu đuối để cảm thấy bản thân bớt đi sự đáng thương, tội nghiệp.

Nhưng rồi Reina cũng nhận ra, Misa vẫn có một người bố tốt bụng, dành hết những điều tốt đẹp nhất cho con gái dù gia cảnh chẳng mấy khá giả. Điều đó khiến Reina ghen tị, ám ảnh cực độ.

Tập cuối, Reina bắt cóc Misa tới vòng quay tại khu vui chơi - nơi gắn với kỷ niệm lúc nhỏ của hai người. Ở đây, cả hai đã có cuộc trò chuyện hết sức thật lòng. Với Reina, giờ đây không còn gì để mất, cô muốn giết Misa rồi kết liễu đời mình. 

Trớ trêu thay, kết cục của Reina lại hệt như người mẹ đã từng ám ảnh cô. Cô gieo mình xuống từ cabin vòng quay vì muốn Misa phải nhớ tới cái chết của cô mãi mãi.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 18

Reina bắt cóc Misa tới vòng quay tại khu vui chơi - nơi gắn với kỷ niệm lúc nhỏ của hai người.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 19

Kết cục của Reina lại hệt như người mẹ đã từng ám ảnh cô.

Trong suốt giai đoạn Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) lên sóng, nữ diễn viên Shiraishi Sei thường xuyên là tâm điểm của người hâm mộ phim, thậm chí có phần nhỉnh hơn nữ chính Fuka về độ "vụt sáng". Không đơn giản là "trà xanh" ghen tức như nữ phụ bản Hàn, diễn xuất của Sei thể hiện trọn vẹn hình ảnh một con người vụn vỡ nhân tính, tam quan lệch lạc ẩn sau vẻ ngoài ngây thơ đó. Đôi mắt ánh lên sự điên loạn của nữ diễn viên là điểm nhấn khiến cho Reina trở thành một nhân vật đầy nguy hiểm, khiến khán giả bất an mỗi lần cô hành động. 

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 20

Giao diện "copy - paste" từ nguyên tác truyện tranh cũng là yếu tố giúp Shiraishi Sei được nhiều fan nguyên tác ủng hộ. 

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 21

Thậm chí, màu móng của Shiraishi Sei cũng trở thành chủ đề thảo luận, được nhiều chị em xứ Trung săn đón.

Khi kết cục “hạnh phúc mãi mãi về sau” đã trở nên lỗi thời

Cái kết của bản Nhật đặc biệt ở chỗ, thay vì giống như một câu chuyện cổ tích mà 2 người kết hôn và hạnh phúc mãi mãi về sau, Misa và Wataru có không gian riêng cho sự phát triển của bản thân để thực hiện tất cả những ước mơ bị bỏ ngỏ ở cuộc đời trước. Misa tìm ra niềm vui đích thực khi làm việc tại quán ăn từng gắn với nhiều kỷ niệm giữa cô và bố cũng như Wataru.

Bộ phim cũng rất tinh tế khi để Misa là người lái xe chở Wataru ở cảnh gần cuối phim. Vì trong lần nói tới ước mơ của mình, Misa đã bày tỏ mong muốn thi lấy bằng lái, muốn bản thân không còn phải ngồi ghế phụ nữa – đây cũng là chi tiết ẩn dụ cho việc giờ đây Misa đã thực sự làm chủ “tay lái cuộc đời”.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 22

Misa và Wataru có không gian riêng cho sự phát triển của bản thân để thực hiện tất cả những ước mơ bị bỏ ngỏ ở cuộc đời trước.

Hơn nữa, trong những sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ của 2 người, Misa cũng luôn “đi trước một bước”: chủ động chìa tay ra để Wataru nắm lấy, chủ động đề nghị Wataru hôn, chủ động nói lời cầu hôn với anh. Vì sự rụt rè mà Misa đã đánh mất quá nhiều ở “kiếp trước”, nay cô đã hiểu được tầm quan trọng của việc phải đấu tranh để giành lấy hạnh phúc.

Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi bản Nhật: Kết thúc "đá văng" bản Hàn, nữ phụ quá sắc sảo, diễn nét tâm thần cũng hot - 23

Misa đã hiểu được tầm quan trọng của việc phải đấu tranh để giành lấy hạnh phúc.

Còn Wataru, anh đã thực hiện được ước mơ làm nghiên cứu, đồng thời, giúp công ty và các nhà hàng đi lên trong giai đoạn dịch Covid nhờ phát triển hình thức giao hàng nhanh. Những mong muốn Wataru từng nói với Misa ở tập 5, anh đều đã thực hiện được: cùng cô xem Your Name, xem trận đấu của Shohei Otani, đi dạo ở Harajuku, xem trận Momiji Nishiya giành huy chương vàng ở hạng mục trượt ván…

Nhà làm phim đã khép lại Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (2025) bằng một kết thúc vừa lãng mạn, giàu chất hiện thực lại đầy tính gợi mở, để lại trong lòng người xem cảm giác lưu luyến khó tả.

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục