Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh

Tấn Phước
Chia sẻ

Cứ vào giữa tháng 5 âm lịch hằng năm, người dân Thanh Hóa lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội văn hóa truyền thống, gắn liền với sự tích loại bánh từng là lễ vật dâng lên vua Hùng.

Bánh chưng và bánh dày từng là lễ vật được Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua Hùng và ngày nay truyền thống này vẫn còn lưu giữ đặc biệt trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Bánh chưng tượng trưng cho đất, còn bánh dày tượng trưng cho trời, thể hiện quan niệm về vũ trụ và tri ân tổ tiên. Và ở tỉnh Thanh Hóa có lễ hội gắn liền với loại bánh này, được tổ chức vào ngày 12/5 âm lịch hằng năm.

Theo truyền thống, đây là Kỳ tế Đảo Vũ. Kỳ Đại tế này đã trở thành lễ hội lớn trong năm của TP.Sầm Sơn, lễ vật chủ yếu là bánh chưng, bánh giầy, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên, biển lặng, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, tôm cá đầy thuyền, mùa du lịch bội thu.

Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh - 1

Thần Độc Cước được thờ chính ở tại đền thờ tọa lạc trên hòn Cổ Giải phía Đông Bắc dãy Trường Lệ, TP. Sầm Sơn. Nơi đây, gắn liền di tích là lễ hội cầu phúc, lễ hội bánh chưng, bánh giầy được tổ chức thường niên, tri ân các vị nhân thần, thiên thần có công hộ quốc, an dân, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội bánh chưng, bánh giầy được tổ chức ở khu vực Đền thờ thần Độc Cước - nơi thờ vị thần có đức, có công giúp nước, giúp dân, bảo vệ bình yên xóm làng nơi chân sóng, được phong thần, phối thờ trong hệ thống Tứ Phủ ở Việt Nam.

Lễ hội còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, lễ hội cũng dung hòa các sắc thái văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tôn vinh “Thần Sơn tiêu Độc Cước thượng thượng đẳng tối linh” nhân vật biểu tượng của cư dân vùng ven biển nói chung và cư dân Sầm Sơn nói riêng. Lễ hội này đã tạo nên bức tranh văn hóa rất nhiều sắc màu, củng cố nền tảng phát triển, đoàn kết trong cộng đồng dân cư và đưa người dân gần gũi, gắn kết nhau hơn.

Buổi lễ sẽ bắt đầu từ sớm, hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương đã nô nức tham gia nghi thức rước kiệu từ đền thờ, đình làng ở các phường, xã trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đến chân đền Độc Cước.

Mỗi đoàn rước có khoảng vài trăm người người gồm người cầm biển hiệu dẫn đường, tiếp đó là nhóm người vừa đi vừa diễn trò dân gian đến kiệu làng, mâm bánh chưng bánh giầy tế lễ, mâm ngũ quả. Đi sau là đoàn người diện trang phục truyền thống, khăn xếp áo the tạo nên sắc màu truyền thống của lễ hội. Đoàn rước sẽ diễu quanh các đường phố chính rồi tề tựu tại khu vực sân đền Độc Cước để chuẩn bị cho phần nghi lễ chính thức.

Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh - 2

Các phường, xã rước kiệu thành hoàng làng về khu vực Đền thờ Độc Cước cùng phối tế.

Phần lễ tế, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn, cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

Hoạt động đặc sắc và sôi động nhất của lễ hội là chương trình thi làm bánh chưng, bánh giầy giữa các làng của đến từ các phường, xã trên địa bàn TP.Sầm Sơn.

Thông qua cuộc thi làm bánh chưng, bánh giầy giữa các phường, xã nhằm nhằm giữ gìn, giáo dục truyền thống, tạo thêm điểm đến, cơ hội trải nghiệm cho du khách.

Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh - 3

Do được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, các công đoạn thi làm bánh giầy được các nghệ nhân và nhân dân tái diễn chi tiết, thành thục. 

Theo quy định, mỗi làng chọn 7 thanh niên trai tráng vận trang phục truyền thống, mang theo một thúng nếp đã được ngâm sẵn cùng các vật dụng như cối đá, chày gỗ, mâm đồng đặt bánh, nước sạch và củi lửa để làm nhiệm vụ giã bánh. Các cụ cao niên có kinh nghiệm sẽ đảm nhận khâu nặn bánh. Tất cả các công đoạn làm bánh đều được làm thủ công.

Sau tín hiệu chương trình thi làm bánh bắt đầu, bếp củi được nhóm lửa đỏ rực, các làng háo hức, hì hục giã nếp, nặn bánh trong tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của nhân dân các làng cùng du khách.

Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh - 4

Công đoạn nấu bánh cực kỳ quan trọng trong lễ hội.

Tất cả các công đoạn làm nên chiếc bánh chưng, bánh giầy được các nghệ nhân và nhân dân thực hiện chi tiết, thể hiện sức mạnh đoàn kết, sự dẻo dai, khéo léo trong việc tạo nên hình tượng trời đất vuông tròn.

Có lễ hội đặc biệt ở Thanh Hóa gắn liền với vua Hùng, cả làng cùng nhau giã bột, nặn bánh dâng lên thần linh - 5

Bằng tấm lòng thành kính cùng với sức mạnh đoàn kết, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, khéo léo của từng thành viên đã tạo nên những chiếc bánh giầy tròn, dẻo, trắng mịn, đúng theo quy định của ban tổ chức để dâng lên thần Độc Cước.

Bánh sau khi làm xong sẽ được chấm điểm và dâng cúng thần linh. Tiêu chí chấm điểm dựa trên thời gian làm bánh, hình thức bánh và cả trang trí... việc chấm điểm được thực hiện công khai trước toàn thể các đội thi và người dân, du khách tham gia lễ hội.

Bánh giầy cũng được xem như một nét ẩm thực đặc biệt của người dân Sầm Sơn. Bởi vậy, trước đó tại các làng, khu phố, người dân sẽ cùng nhau đóng góp, công sức để mua gạo, giã bánh, làm bánh với số lượng lớn - những chiếc bánh giầy cỡ nhỏ, bằng miệng chiếc bát con, sau đó để đến ngày chính hội sẽ “phát lộc” cho du khách về với lễ hội.

Lễ hội Bánh chưng - Bánh giầy không chỉ là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của Sầm Sơn mà còn là một hoạt động góp phần vào sự phát triển du lịch của địa phương. 

Chia sẻ

Tấn Phước

Tin cùng chuyên mục

Phiên chợ quê giữa khu bảo tồn thiên nhiên Ninh Bình, hút khách nhờ hàng loạt trải nghiệm dân gian cực độc đáo

Phiên chợ quê giữa khu bảo tồn thiên nhiên Ninh Bình, hút khách nhờ hàng loạt trải nghiệm dân gian cực độc đáo

Về với Ninh Bình, nhiều người thường nghĩ ngay đến những danh thắng nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc, Bích Động... Thế nhưng, cách trung tâm không xa, tại khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn), một phiên chợ đặc biệt mang tên "Chợ quê làng tôi" đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách bốn phương.

4 loài thú cưng hot nhất nửa đầu năm 2025: Những loài "tí hon" lên ngôi, khiến mạng xã hội phát cuồng

4 loài thú cưng hot nhất nửa đầu năm 2025: Những loài "tí hon" lên ngôi, khiến mạng xã hội phát cuồng

Năm 2025 chứng kiến sự lên ngôi của những loài thú cưng “nhỏ nhưng có võ”, chiếm trọn trái tim của cộng đồng yêu động vật tại Việt Nam. Không chỉ dễ chăm sóc, những loài vật này còn sở hữu ngoại hình đáng yêu và cá tính độc đáo. Dưới đây là 4 cái tên đang “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn thú cưng và mạng xã hội.