Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc

MINH THÙY
Chia sẻ

Mỗi lần dọn dẹp nhà cửa, tôi thường phải loại bỏ đi rất nhiều đồ vật, ngay cả những món đồ đã từng được mua với giá rất cao.

1. Mua quá nhiều cốc, bát đĩa

Tình yêu với những chiếc cốc đẹp đã khiến tôi trở thành đam mê sưu tầm chúng. Tuy nhiên, tôi giờ phải đối mặt với thực tế là không còn chỗ để cất giữ chúng trong nhà. Mặc dù những chiếc cốc mang lại giá trị tinh thần, nhưng theo thời gian, chúng đã trở thành gánh nặng hơn là niềm vui.

Việc bảo quản những chiếc cốc này đòi hỏi không gian lớn và sự sắp xếp cẩn thận. Nếu không, ngôi nhà sẽ trở nên bừa bộn. Thực tế, chỉ một ít trong số đó thực sự phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày, trong khi phần lớn chỉ để trưng bày, không có tác dụng thực tiễn. Nhận ra điều này, tôi đã quyết định loại bỏ nhiều chiếc cốc và ngừng mua sắm chỉ vì thích.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 1

Một tủ kín cốc như này sẽ khiến bạn phải mất nhiều thời gian dọn dẹp.

Tương tự, sở thích sưu tầm bộ bát đĩa đẹp cũng thật thừa thãi. Những bộ bát đĩa này chỉ chiếm diện tích trong tủ và gần như chẳng bao giờ tôi sử dụng hết chúng. Sau khi dọn dẹp lại nhà cửa, tôi đã rút ra bài học quan trọng chỉ nên mua sắm những đồ dùng cần thiết, đáp ứng nhu cầu cơ bản, thay vì thường xuyên chi tiền cho những bộ bát đĩa không sử dụng.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 2

Bạn sẽ chẳng thể nào dùng hết số bạn đĩa này và chỉ khiến nhà cửa thêm chật chội.

2. Quá nhiều mỹ phẩm

Nhiều cô gái, trong đó có tôi, đều đam mê làm đẹp. Tôi thường xuyên theo dõi các blogger nổi tiếng trong lĩnh vực này và bị cuốn hút bởi những dụng cụ mỹ phẩm và mặt nạ mà họ giới thiệu. Thế nhưng, sau khi mua về, tôi nhận ra rằng mình không thể trang điểm đẹp như họ. Điều này khiến tôi cảm thấy thất vọng và dẫn đến việc mua thêm nhiều sản phẩm khác. Kết quả là bộ sưu tập mỹ phẩm của tôi ngày càng lớn, nhưng vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Cuối cùng, tôi quyết định từ bỏ thói quen mua sắm mỹ phẩm một cách bừa bãi, để tránh lãng phí tiền bạc.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 3

Nếu không phải chuyên gia trang điểm, bạn sẽ chẳng cần số lượng mỹ phẩm nhiều đến như vậy.

3. Quần áo giá rẻ

Sau khi bán hàng online trở nên phổ biến, tôi đã hình thành thói quen mua sắm quần áo trên mạng do giá cả hấp dẫn. Tuy nhiên, qua thời gian, tôi nhận ra rằng quần áo giá rẻ thường có "tuổi thọ" ngắn, dễ lỗi thời và chất lượng không đảm bảo. Sau khi dọn dẹp tủ quần áo và loại bỏ nhiều món đồ không còn sử dụng, tôi rút ra kết luận rằng mỗi mùa chỉ cần mua tối đa 5 bộ quần áo chất lượng tốt là đủ.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 4

Mua nhiều quần áo giá rẻ tưởng tiết kiệm nhưng thực tế lại rất lãng phí vì độ bền không cao.

4. Đồ trang sức giá rẻ

Khi còn trẻ, tôi không có đủ tiền để mua vàng, vì vậy tôi thường chọn những món trang sức giá rẻ và hợp thời trang. Tuy giá cả phải chăng, nhưng sau khi hết thời gian mới lạ, chúng thường bị bỏ lại và trở thành những món đồ không còn giá trị. Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng việc mua trang sức rẻ tiền không phải là lựa chọn khôn ngoan. Thay vào đó, hãy tiết kiệm đủ tiền để đầu tư vào vàng trang sức, một tài sản có giá trị lâu dài.

5. Mua nhiều túi, hộp mù

Trong hành trình tìm kiếm những bất ngờ thú vị từ những chiếc túi, hộp mù, tôi đã không ngần ngại chi tiêu một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, niềm đam mê này đã dẫn đến tình trạng nhà cửa trở nên chật chội và bừa bộn. Đáng chú ý, giá trị của các món đồ mang tính xu hướng này trên thị trường ngày càng giảm, khiến tôi nhận ra rằng nhiều khoản chi tiêu của mình đã trở thành lãng phí.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 5

Túi mù hiện nay là hot trend nhưng những thứ mang tính xu hướng này thường nhanh chóng hết thời và những món đồ nhỏ bé này có thể khiến căn nhà của bạn thêm bừa bãi.

6. Thiết bị gia dụng nhỏ

Nhiều chị em thích sắm sửa các thiết bị gia dụng, nhất là đồ dùng nhà bếp với nhiều tính năng, tiện ích khác nhau. Tuy nhiên, các món đồ này sau đó có thể không được sử dụng nhiều như bạn vẫn tưởng. Hơn nữa, với thời đại công nghệ phát triển, nhiều sản phẩm hiện đại, tính năng vượt trội hơn liên tục được ra mắt khiến chị em cảm thấy đồ dùng ở nhà trở nên lỗi thời và tiếp tục sắm đồ mới, kết quả căn nhà sẽ tích đầy đồ.

Sau khi tiến hành phân loại, tôi đã quyết định thanh lý hoặc cho đi những món đồ gia dụng nhỏ bé đó để làm thoáng căn bếp. Từ trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng mình sẽ không còn mua sắm các thiết bị gia dụng nhỏ nữa.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 6

Các thiết bị nhỏ ở nhà bếp có thể chiếm nhiều không gian hơn bạn tưởng.

7. Mua nhiều bộ chăn ga gối

Việc thay và giặt bộ chăn ga gối đệm là một trong những công việc nội trợ tốn thời gian nhất. Theo thời gian, tôi nhận ra rằng việc sử dụng bộ đồ này một cách hoàn chỉnh không hề đơn giản, đặc biệt là khi có trẻ nhỏ trong nhà. Ga trải giường thường bị bẩn nhanh hơn vỏ gối, nếu mỗi lần thay ga, tôi lại phải thay vỏ gối thì sẽ thật mệt mỏi. Do đó, tôi đã quyết định mua riêng lẻ và chỉ cần 2 hoặc 3 món để dễ dàng thay thế khi cần thiết.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 7

Mua lẻ sản phẩm chăn ga gối với số lượng ít sẽ hữu ích hơn là mua thật nhiều bộ.

8. Hộp đựng đồ

Nhiều người trong chúng ta có thể đã từng mua rất nhiều hộp đựng đồ, cẩn thận tính toán kích thước và dành riêng cho mỗi món đồ một "ngôi nhà nhỏ". Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi liệu việc đóng gói những chiếc hộp đó có thực sự cần thiết? Thực tế cho thấy, việc này có thể lãng phí sức lực, thời gian và tiền bạc.

Mặc dù "thẩm mỹ cất giữ" được các bà nội trợ Nhật Bản ưa chuộng, nhưng không phải lúc nào nó cũng phù hợp với chúng ta. Hầu hết các bà nội trợ Nhật Bản đều làm nội trợ toàn thời gian và có nhiều thời gian cho công việc nhà. Nếu chúng ta mù quáng bắt chước họ, chúng ta có thể rơi vào tình trạng kiệt sức trong việc sắp xếp.

Trên thực tế, chỉ một số ít vật dụng nhỏ mới thực sự cần đến hộp đựng. Mục đích của việc cất giữ là để tạo sự thuận tiện, vì vậy hãy tránh việc làm tăng thêm gánh nặng cho bản thân.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 8

Hộp đựng đồ trông có vẻ gọn gàng nhưng thực tế có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để tìm đồ.

9. Sách

Gần đây, trên mạng xã hội, nhiều người đang thảo luận về việc nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ em. Cá nhân tôi cũng rất yêu thích đọc sách và mua khá nhiều nhưng sau khi dọn nhà, tôi nhận ra có rất nhiều cuốn sách trên giá đã phủ kín bụi, thậm chí còn có dấu hiệu ố vàng do tôi chẳng động đến. Thực tế cho thấy, ngoài những cuốn sách phục vụ cho việc học của trẻ em, chúng ta không nên mua quá nhiều sách để rồi vứt đi.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 9

Nếu không có thói quen đọc sách, đừng tích trữ quá nhiều trong nhà vì chúng rất dễ bám bụi.

10. Mua các loại mặt hàng tiêu dùng gia đình với số lượng lớn

Nhiều người hiện nay có xu hướng tích trữ các sản phẩm thiết yếu hàng ngày như giấy vệ sinh, sữa tắm, dầu gội, nước giặt,... để dùng dần suốt cả năm và nhận được giá ưu đãi. Dù việc mua đồ dùng thiết yếu với số lượng lớn có thể giúp bạn tiết kiệm chút tiền vì giá rẻ hơn nhưng sẽ khiến căn nhà trở nên bừa bộn và việc dọn dẹp rất mệt mỏi. Nếu gia đình bạn có ít người, những sản phẩm như vậy có thể phải dùng rất lâu mới hết, cho nên việc mua đồ số lượng lớn chưa chắc đã hiệu quả.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi nhận ra mình đã quá mù quáng khi mua 10 món đồ này, lãng phí rất nhiều tiền bạc - 10

Trong cuộc sống, điều quan trọng là nhận ra rằng bạn mới là nhân vật chính, không phải những đồ vật xung quanh. Nếu bạn không biết từ bỏ một số thứ, chúng sẽ tiếp tục tiêu tốn năng lượng của bạn trong tương lai. Ngay cả khi không sử dụng, những đồ vật này vẫn cần thời gian để vệ sinh, bảo trì và bảo quản. Vì vậy, đừng chần chừ, hãy mạnh dạn vứt bỏ những thứ không cần thiết.

Chia sẻ

MINH THÙY

Tin cùng chuyên mục

Những tấm gương vượt lên số phận

Những tấm gương vượt lên số phận

Bằng ý chí và nghị lực phi thường, những người khuyết tật đã không chịu đầu hàng số phận, vượt lên mọi khó khăn, hoà nhập cộng đồng, trở thành những người có ích cho xã hội.

Tạo cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Tạo cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Người khuyết tật (NKT) là một trong các nhóm đối tượng yếu thế, được quan tâm trong những hoạt động của Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, giải pháp được chú trọng là tạo thêm nhiều cơ hội để NKT tự tin hòa nhập...

Lời động viên của bà

Lời động viên của bà

Khánh đạt điểm thấp trong bài kiểm tra giữa học kỳ. Vì việc này mà mẹ nổi cáu với Khánh. Mẹ bảo thật là phí công nuôi Khánh ăn học.

Cách tiết kiệm chi phí khi du lịch

Cách tiết kiệm chi phí khi du lịch

Tiết trời vào thu là dịp tốt cho các chuyến du lịch. Nhưng, làm sao để có những chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ mà chi phí không vượt quá ngân sách cho phép? Kiểm soát và quản lý tiền trong mỗi chuyến du lịch thế nào để đảm bảo không bị mất hoặc tiêu xài quá đà. Hãy tham khảo các cách sau.