“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!”

B.P
Chia sẻ

Khi nghe những điều này được chia sẻ một cách nửa đùa nửa thật bởi nữ nhiếp ảnh gia Helena Vân - người từng đoạt 100 giải thưởng ảnh quốc tế, chúng tôi không khỏi tò mò liệu chị có “nói quá” không.

Dường như thấy được sự hồ nghi trong ánh mắt của người đối diện, Helena Vân vui vẻ cho biết: “Nếu chụp ảnh bình minh thì người chụp phải đi từ 3 giờ sáng, đến xem hiện trường, thời tiết, cầu cho thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ảnh phong cảnh cần phải có thời tiết thuận lợi mới chụp được, không phải cứ đến đó giơ máy lên là có ảnh đẹp. Làm nhiếp ảnh gia thì chuyện thức khuya dậy sớm là bình thường, ngày ngày phơi nắng phơi sương trên mọi nẻo đường nên da dẻ không mịn đẹp, mất sắc lắm!".

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 1

Bức ảnh "Chiều Tây Bắc" của Helena Vân

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 2

Cảng cá Lạch Hới (Thanh Hóa)

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 3

Làng chài Quảng Vinh (Thanh Hóa)

Mất cả tháng trời mới được một bộ ảnh

Để chụp được bộ ảnh phải bỏ công sức, kiên trì, chịu khó. Có lần tôi muốn chụp hai cụ ông cụ bà người dân tộc đã hơn 100 tuổi. Đường đi đến làng của các cụ rất xa xôi, nhờ bao nhiêu mối quan hệ mới làm quen được hai cụ.

Hỏi tên thì đã quá lâu rồi họ cũng không còn nhớ tên của mình là gì nữa nên tên làng trở thành tên của họ. Rồi bất đồng ngôn ngữ, tôi phải nhờ cháu của hai cụ dịch cho, nhưng nói thế nào hai cụ vẫn nhất quyết không chụp. Thế là mình cứ ăn dầm nằm dề ở bản cả tháng trời, sống cùng họ, làm quen rồi làm thân, nói với các cụ đây là văn hóa, là di sản của dân tộc, nét đẹp vùng cao của quê hương mình cần lưu giữ cho người Việt mình biết và cho cả thế giới biết… Mất cả tháng trời mới dần được các cụ tin tưởng cho chụp ảnh.

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 4

"Tôi đặc biệt yêu thích thể loại chân dung, vì để có một ánh mắt hay nụ cười thật sự thì trước hết phải có sự cảm thông, chia sẻ giữa người cầm máy và nhân vật..." - Helena Vân

Còn chuyện chi phí thì chắc chắn là tốn kém chứ không phải nói chơi. Ví dụ mình chụp ở nơi xa thì tiền đi tàu xe, đi lại, ăn ở mình phải bỏ ra. Đấy là tôi còn chưa “chơi” thiết bị chụp ảnh loại xịn, đồ lên tới hàng trăm triệu thậm chí tiền tỷ cũng có.

Mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí, chụp được bộ ảnh thì cực mà chưa chắc người xem đã đón nhận... là những rào cản khiến cho ít người có thể theo đuổi con đường này.

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 5

"Yêu nghề"

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 6

Chụp ảnh và hạnh phúc của Helena Vân

Tôi hay chụp chân dung, ảnh con người. Tôi học ngành Văn hóa, thích đi khắp nơi, tìm hiểu về con người, cuộc sống, văn hóa tập quán… ở mỗi nơi mình đến. Nhưng ở Việt Nam đa số khách mua ảnh thích ảnh phong cảnh. Ảnh phong cảnh bán được hơn chứ ảnh chân dung lại không được chuộng...

Nghe chị chia sẻ thì có vẻ như công việc chụp ảnh không mang lại lợi ích nhiều, điều gì khiến chị vẫn theo đuổi nghề này vậy?

Vì tôi đam mê tìm hiểu, muốn ghi lại những hình ảnh đẹp của đất nước con người quê hương mình. Hơn nữa, bán được ảnh, hay cuốn sách ảnh mà mình làm là có tiền cho quỹ Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em Tây Nguyên, xây dựng thư viện sách cộng đồng và sân chơi cho trẻ em Tây Nguyên.

Không phải tự dưng tôi mang ảnh của mình đi thi các giải thưởng quốc tế. Vì nếu mình vô danh thì chụp đẹp mấy cũng khó tiếp cận được số đông, ảnh cũng không được giá. Nếu mình có danh hiệu, giải thưởng, ảnh sẽ được giá hơn (cười).

Nghĩa là chị theo đuổi công việc chụp ảnh và mang lợi ích thu được từ việc này trao lại cho cộng đồng?

Đúng rồi! Tôi rất may mắn vì có công việc chính thu nhập ổn định, không phải quá lo lắng về cơm áo gạo tiền. Nhiếp ảnh là nghề tay trái, là đam mê chứ không phải công việc mang lại thu nhập nuôi sống mình. Nhưng nhiếp ảnh là công cụ tuyệt vời để tôi cùng các cộng sự hỗ trợ các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục.

Khi đặt chân đến Tây Nguyên, tôi thấy nhiều gia đình không tha thiết với việc cho con đi học. Bọn trẻ cũng không thấy được ý nghĩa rõ ràng của việc đọc sách hay đến trường. Nếu không đi học, cơ hội thoát nghèo sẽ rất xa vời.

Bản thân tôi ở lứa tuổi đó đã từng rất khó khăn. Nhà tôi nghèo lại đông con, cả năm chỉ mơ đến sinh nhật để được bố mẹ cho bộ quần áo mới, không phải mặc lại quần áo cũ của anh chị để lại, đã sờn rách, vá chằng vá đụp chi chít nhưng tôi vẫn phải mặc vì không có lựa chọn khác.

Ngay từ bé, tôi đã mơ ước sau này có thể kiếm được nhiều tiền để cuộc sống khá hơn. Mà để làm được việc đó tôi thấy con đường duy nhất là học, và không ngừng học, nên tôi khao khát có thể giúp cho các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa cũng như các bé có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể được tiếp cận tri thức, được đến trường.

Dự án chụp ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh của tôi và cộng sự, toàn bộ tiền thu được sẽ đưa về quỹ xây dựng thư viện và sân chơi cho các con. Bảo lũ trẻ đi học chưa chắc chúng nó đã hứng thú, nhưng được chơi trò chơi thì các bé thích. Có sân chơi, tụi nhỏ sẽ muốn đến trường, có thư viện, các bé dễ dàng tiếp cận với thông tin và sách hay.

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 7

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 8

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 9

"Ngay từ bé, tôi đã mơ ước sau này có thể kiếm được nhiều tiền để cuộc sống khá hơn. Mà để làm được việc đó tôi thấy con đường duy nhất là học, và không ngừng học..."

Lựa chọn như vậy, chị có hạnh phúc không?

Có chứ (ánh mắt lấp lánh). Như câu chuyện chụp ảnh hai cụ ông cụ bà hơn 100 tuổi nói trên. Ngay khi tôi báo cho họ biết ảnh của các cụ đã được trưng bày ở đường sách, cả gia đình đã vượt quãng đường 70km đến để xem, để ngắm tận mắt gương mặt của mình được giới thiệu với bạn bè quốc tế, và họ cảm ơn mình đã ghi lại những hình ảnh chân thực. Sau này những hình ảnh đó sẽ trở thành dấu ấn, một phần lịch sử của nơi này. Đó là lúc tôi hạnh phúc.

Rồi lũ trẻ ở vùng sâu vùng xa, khi gặp tôi, các bé hỏi: "Cô Vân ơi, làm thế nào để sau này lớn lên con cũng chụp ảnh đẹp được như cô, có thể xây thư viện, sân chơi cho trẻ con giống như cô?"... Đó là những chia sẻ khiến mình xúc động.

Tôi biết rằng ước mơ nhỏ của các bé cũng giống như mơ ước của mình hồi nhỏ, đã được gieo mầm. Từ đó, các con sẽ khao khát thay đổi cuộc sống, sẽ tìm được con đường để đạt được giấc mơ.

“Làm nhiếp ảnh gia mất sắc, mất sức, tốn kém chi phí mà cực lắm!” - 10

Chia sẻ

B.P

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Sau một thời gian dài khá trầm lắng, phim điện ảnh lịch sử Việt Nam đang có những khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Thành công của "Địa đạo" và nối tiếp là những dự án mới được công bố như "Hộ linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh", "Huyền tình Dạ Trạch"… hé mở tham vọng của những nhà làm phim kể chuyện bằng ngôn ngữ và góc nhìn mới để những câu chuyện lịch sử Việt không...

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Sahra Nguyễn - cô gái người Mỹ gốc Việt, không chỉ là nữ doanh nhân thành công trong lĩnh vực cà phê, mà còn là người kể chuyện tài ba, là cầu nối văn hóa đã đưa hạt cà phê Robusta Việt Nam đến với thị trường Mỹ. Câu chuyện của cô là hành trình khám phá, kết nối và tôn vinh cội nguồn.

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Trong những năm qua, trên địa bàn phường Việt Hưng, quận Long Biên không xảy ra các vụ việc nổi cộm liên quan bạo lực gia đình. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá, dân số cơ học tăng nhanh, nhiều hộ dân từ nơi khác đến sinh sống trên địa bàn nên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ về bạo lực trong gia đình. Hội LHPN phường đã tham mưu UBND, xây dựng kế hoạch, triển khai tuyên truyền tới các...

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử để vươn lên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng và không thể thay thế của phụ nữ Thủ đô – những người đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển bền vững và hiện...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Mới đây, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) - United Way Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện truyền thông STEMherVN: “Nữ giới trong STEM - Sáng tạo không kém” nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ rào cản giới cản trở nữ giới trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM).