Đầu Xuân đến thăm làng gốm Bát Tràng

Bài, ảnh: Mạnh Sơn
Chia sẻ

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội trên 10km, làng nghề gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội đã có danh tiếng từ hơn 500 năm nay. Đầu xuân mới, đến với Bát Tràng du khách sẽ có những khám phá và trải nghiệm thú vị có thể tìm mua cho mình những sản phẩm gốm sứ đẹp mắt.

Khám phá làng nghề thủ công truyền thống

Du khách muốn đến khám phá về làng nghề gốm Bát Tràng có thể đi theo tour du lịch do các công ty lữ hành tổ chức hoặc có thể tự chủ động đi đến làng gốm Bát Tràng bằng ôtô, xe máy. Ấn tượng nhất, du khách có thể tham gia thong thả đạp xe đi men theo triền đê sông Hồng du khách vừa có thời gian thư thái, ngắm nhìn bãi giữa sông Hồng với màu xanh trải dài của những vườn chuối, ổi, cam, mít, ngô, rau xanh, tận hưởng không khí trong lành của vùng quê ven sông Hồng.

Đến Bát Tràng, du khách sẽ có những khám phá về làng nghề gốm truyền thống. Qua cổng làng đi xuyên qua xã Bát Tràng đến đình làng Bát Tràng du khách có thể đi bộ để khám phá làng cổ. Tại đây, du khách hiểu hơn về  nghề làm gốm truyền thống Bát Tràng từ gạch Bát Tràng, khám phá Lò bầu cổ có tuổi đời hơn 100 năm hay ngắm nhìn nét đẹp, sự đa dạng của sản phẩm gốm sứ đã làm nên danh tiếng Bát Tràng từ xưa được sản xuất theo lối thủ công, các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều được làm bằng tay trên bàn xoay cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước tạo nên các sản phẩm cầm chắc tay, nặng, lớp men trắng thì thường sẽ trở thành màu ngà hoặc đục, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Đầu Xuân đến thăm làng gốm Bát Tràng - 1

Cắt băng khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng.

Bên cạnh không gian kiến trúc, lối sống trong làng cổ Bát Tràng rất độc đáo cùng các di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời như: Đình làng, bia Văn chỉ, đền Mẫu… Đồng thời, du khách được tìm hiểu về lịch sử làng Bát Tràng lưu danh 364 vị danh nhân đỗ đạt, trong đó có 8 vị tiến sỹ và một vị trạng nguyên hay được khám phá đường làng nhỏ, hẹp, có chỗ chỉ đủ hai người đi bộ tránh nhau, cùng các bức tường gạch cổ nhuốm màu thời gian, vẫn còn dấu vết của than phơi để cho vào lò gốm trước đây đã  trở thành những nơi chụp hình ưa thích của nhiều du khách.

Để tạo cơ hội cho du khách khám phá, hiểu sâu về làng gốm Bát Tràng, du khách sẽ đến tham quan Trung tâm Làng nghề Việt hay còn được gọi là Bảo tàng gốm Bát Tràng, đây là nơi gìn giữ và phát triển những văn hóa của làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Công trình này được lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay động - một công cụ không thể thiếu đối với những nghệ nhân làm gốm. Việc thiết kế bảo tàng đã mô tả lại quá trình người thợ thổi hồn cho khối đất để cho ra lò những sản phẩm gốm tuyệt đẹp. Hình khối công trình là hình ảnh 7 bàn xoay gốm đan kết nhau. Ngoài ra, kiến trúc sư với tôn chỉ tôn trọng nét mộc mạc, bình dị của làng gốm nên các vật liệu địa phương như gạch nung và ngói Bát Tràng được sử dụng triệt để trong sáng tạo của mình. Bảo tàng gốm Bát Tràng gồm 5 tầng nổi và 1 tầng hầm. Trong đó tầng hầm là khu bàn xoay Studio để trải nghiệm làm gốm. Các tầng còn lại gồm có: Quảng trường bàn xoay, kiot nghệ thuật thủ công và siêu thị tinh hoa; Bảo tàng nghề gốm Bát Tràng, văn phòng Quang Vinh, phòng nghiên cứu sáng tạo mẫu; Trung tâm nghệ thuật đương đại, homestay Indochina; Khu ẩm thực tinh hoa gồm nhà hàng Linh Sơn, nhà hát Cung đình, quán café Bát Tràng Checkin; Khu Hương sa Trà - Hương Sa Art House và Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.

Đầu Xuân đến thăm làng gốm Bát Tràng - 2

Du khách khám phá sản phẩm gốm Bát Tràng.

Và những trải nghiệm thú vị

Khi đến với làng gốm truyền thống, ngoài việc tham quan những điểm đến trên, dọc các tuyến đường chính vào làng hay các ngõ nhỏ, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp các cửa hàng làm, bán sản phẩm gốm truyền thống, du khách có thể dừng chân, ngắm nhìn, chọn mua những sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng của gốm Bát Tràng. Đến chợ gốm Bát Tràng, du khách sẽ thấy sự đa dạng của gốm Bát Tràng với các gian hàng san sát, bày bán, giới thiệu vô số món đồ gốm khác nhau. Du khách cũng sẽ được thỏa thích ngắm nhìn, sờ tận tay các sản phẩm gốm Bát Tràng.

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết: Nghề gốm Bát Tràng có lâu đời, nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Những loại gốm quý, độc đáo của Bát Tràng như gốm men ngọc thời Lý, Trần; gốm hoa nâu hay gốm men nâu cuối thời Trần đầu thời Lê; gốm men rạn thời Lê - Trịnh; gốm hoa lam cuối thời Lê đầu thời Nguyễn… Trải qua những thăng trầm của lịch sử đến nay gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp và độc đáo trong từng sản phẩm. Gốm Bát Tràng ngày nay có nhiều kiểu dáng, chủng loại, kích thước, phân loại theo chức năng như: Đồ gia dụng có bát, đĩa, ấm chén. Đồ thờ cúng có lư hương, chân đèn, chân nến, phù hương, nậm rượu, chóe. Gốm xây dựng có gạch, ngói, tranh gốm treo tường, tượng thiếu nữ, động vật, cây cảnh, bình hoa… chủ đề dân gian như lão nông, con trâu, chú mục đồng, nhân vật văn học như Chí Phèo - Thị Nở...

Đầu Xuân đến thăm làng gốm Bát Tràng - 3

Du khách tham quan lò bầu cổ ở làng gốm Bát Tràng.

Bên cạnh việc ngắm nhìn, khám phá, chọn mua sản phẩm, du khách đến làng gốm Bát Tràng còn được tìm hiểu các công đoạn tạo nên sản phẩm gốm và tại khu bàn xoay studio trong Bảo tàng gốm Bát Tràng hay trong không gian khu vực Lò bầu cổ, du khách được trải nghiệm, được hướng dẫn và tự tay vuốt, nặn, vẽ, chế tác thành những sản phẩm gốm sứ đầy tính sáng tạo.

Trong hành trình đến với làng gốm cổ Bát Tràng, du khách còn có cơ hội khám phá, thưởng thức nét văn hóa ẩm thực vô cùng tinh tế. Tiêu biểu như thưởng thức đặc sản: Canh măng mực là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân làng gốm, su hào xào mực, xôi vò chè đường, xôi trà hột hoa sói, bánh khoai nướng cốt dừa, chè kho Bát Tràng.

Đề cập về điểm đến du lịch làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết: Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng đang ngày càng thu hút đông khách du lịch thập phương, là điểm đến du lịch thú vị đối với nhiều du khách muốn tìm hiểu và biết về kỹ nghệ làm gốm sứ. “Với nguồn nguyên liệu, nhân công phần lớn trong nước, nghề gốm truyền thống đã giúp đời sống người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, có nghĩa quan trọng đối với kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết việc làm cho lao động, bảo đảm an sinh xã hội”, ông Thắng nhấn mạnh.

Chia sẻ

Bài, ảnh: Mạnh Sơn

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có quyền, nghĩa vụ và cơ hội được hưởng thụ lợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Từ trong chính gia đình, nếu mỗi thành viên cùng chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái sẽ là sự cần thiết để tạo ra một gia đình hạnh phúc, nơi mọi thành viên đều có thể phát triển và sống một cách cân bằng, góp phần xây dựng...

Góp sức để Hà Nội thêm xanh

Góp sức để Hà Nội thêm xanh

Hơn 8 năm qua, anh Nguyễn Hoàng Nam và cộng sự trong nhóm Xanh Hà Nội đã miệt mài trồng, trao tặng hàng nghìn cây xanh cho các cơ quan, đơn vị, không gian công cộng tại nhiều quận, huyện ở Thủ đô. Không tuyên truyền rầm rộ, thậm chí khi được hỏi, Xanh Hà Nội luôn nói việc làm của mình rất nhỏ bé, nhưng thực sự, việc nhỏ bé ấy lại đang góp phần bảo vệ, phát triển “lá phổi xanh” cho...

Diễn viên Quỳnh Nga: “Chị em phụ nữ hãy chăm sóc, yêu thương bản thân”

Diễn viên Quỳnh Nga: “Chị em phụ nữ hãy chăm sóc, yêu thương bản thân”

Diễn viên Quỳnh Nga là một trong những gương mặt được chú ý khi tham gia chương trình “Bước nhảy hoàn vũ” 2024. Đây là lần “tấn công” gameshow tiếp theo của Quỳnh Nga sau “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” mùa đầu tiên - năm 2023. Quỳnh Nga từng khiến fans lo lắng khi cô gặp chấn thương trong những ngày tập luyện để chuẩn bị cho “Bước nhảy hoàn vũ”…

Bền bỉ với các hoạt động vì phụ nữ, trẻ em

Bền bỉ với các hoạt động vì phụ nữ, trẻ em

Năm 2024, Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc đã nỗ lực triển khai thực hiện Kế hoạch thi đua, các nội dung, nhiệm vụ, phong trào thi đua và các cuộc vận động của Hội trong năm 2024; tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị được các cấp ủy chính quyền ghi nhận đánh giá cao.

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 có chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội luôn đầu tư, quan tâm đến công tác bình đẳng giới, an sinh xã hội sao cho người...

Hạnh phúc là được cho đi

Hạnh phúc là được cho đi

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, các cô giáo còn năng nổ, nhiệt tình trong công tác từ thiện, lan tỏa những yêu thương, năng lượng sống tích cực cho mọi người xung quanh.