Có gì ở quán chè đắt nhất Hà Nội, giá bằng 2 bát phở vẫn đông khách, chủ quán khẳng định không bao giờ giảm giá  

Thảo Anh
Chia sẻ

Quán chè 30 năm tuổi tại phố Trần Hưng Đạo nổi tiếng đắt đỏ với thực đơn có hơn 70 món chè, cốc rẻ nhất là 60.000 đồng, đắt nhất là 90.000 đồng.

Hà Nội không thiếu quán chè ngon, nhưng để tìm ra một địa điểm đặc biệt thì phải tới quán Chè thập cẩm cũ 1976. Nằm trong con ngõ ở đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), quán Chè thập cẩm cũ 1976 có không gian hẹp như những quán chè dân dã khác ở Hà Nội, với hai tầng để khách ngồi. Tuy nhiên, giá mỗi cốc chè ở đây lại đắt bằng 2 bát phở.

Chủ quán là bà Dung, quán được mẹ bà mở ra từ năm 1976 và đến năm 1996 bà mới tiếp quản lại cơ ngơi mẹ để lại. Vào thời điểm bà Dung bắt đầu bán, giá cốc chè khoảng 7.000 đồng còn bát phở là 3.500 đồng, bún chả khoảng 2.500 đồng. Mức giá sau khoảng 50 năm dần tăng lên vì "cả chất và lượng đều xứng đáng".

Có gì ở quán chè đắt nhất Hà Nội, giá bằng 2 bát phở vẫn đông khách, chủ quán khẳng định không bao giờ giảm giá   - 1

Quán chè của bà Dung đắt nhất Hà Nội 

Khoảng 5 năm đầu tiên, quán chè tương đối ế khách. Dù vậy, mẹ bà Dung vẫn kiên trì giữ quán, không muốn đổi sang bán các món mặn, phải sát sinh. Tới những năm 1980, quán bắt đầu đông khách và có những gia đình đã ăn ở đây ba thế hệ.

Có gì ở quán chè đắt nhất Hà Nội, giá bằng 2 bát phở vẫn đông khách, chủ quán khẳng định không bao giờ giảm giá   - 2

Chè bà Dung nổi tiếng tại Hà Nội

Vậy chè ở đây có gì mà giá cao ngất ngưởng như vậy? Mỗi cốc chè có khoảng 18 loại nguyên liệu như đậu xanh, cốt dừa, hoa quả, cốm. Cốc rẻ nhất có giá 60.000 đồng và đắt nhất là chè thập cẩm sầu riêng giá 90.000 đồng. Chè được để vào trong những cốc lớn, phần nhân đầy gần miệng cốc, đặc biệt đẫm cốt dừa. Vị chè ngọt thanh, không gắt và hương vị của các nguyên liệu có sự hòa quyện, cân bằng.

Quán cũng tặng kèm một cốc trà nhài miễn phí để thực khách không cảm thấy ngấy. Bà Dung nói thời mẹ mình còn quản lý, trà dùng kèm luôn được mẹ tự tay ướp. Sau này, do quá đông khách, bà Dung đổi sang trà mua sẵn để tiện hơn.

Có gì ở quán chè đắt nhất Hà Nội, giá bằng 2 bát phở vẫn đông khách, chủ quán khẳng định không bao giờ giảm giá   - 3

Một cốc chè thập cẩm chưa sầu riêng của quán

Điểm nhấn ở cốc chè quán bà Dung là những viên trân châu lớn với các hương vị chocolate, nho và đậu xanh, sen, vừng, dừa. Chủ quán gọi chung đây là trân châu nhưng cũng đồng ý chúng trông giống viên bột lọc thường được dùng trong các món chè miền trung hơn. Mẹ bà Dung là người Phú Yên nên các nguyên liệu được dùng trong cốc chè khác đôi chút so với miền bắc. Món chè đậu xanh cốt dừa là món đặc trưng với người miền trung, miền nam. 

Chủ quán chè nói có nhận được phản hồi "chè nhà mình giá đắt". Tuy nhiên, bà Dung khẳng định "đắt xắt ra miếng" bởi phần nhân luôn đầy đặn, nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng. Với viên trân châu chocolate, phần chocolate là loại nhập từ Đức và luôn trữ khoảng 500 thanh. Bà từng thử với một số loại chocolate bán ở Việt Nam nhưng "thấy không hợp".

Có gì ở quán chè đắt nhất Hà Nội, giá bằng 2 bát phở vẫn đông khách, chủ quán khẳng định không bao giờ giảm giá   - 4

Quán đông khách, phải chuẩn bị trước

Vào thời kỳ đỉnh cao, quán của bà Dung có thể bán khoảng 1.600 cốc mỗi ngày. Vài năm gần đây, kinh tế khó khăn khiến chi tiêu của khách hạn chế, mỗi ngày bán được khoảng 700 cốc. Thông thường, quán mở từ khoảng 9h tới 22h30. Ban ngày, quán tương đối vắng nhưng từ khoảng 19h trở đi, khách đến nườm nượp. Quán có khoảng 15 nhân viên và khi khách đến đông, mỗi người phục vụ phải bê một lượt gần 10 cốc chè.

Dù quán hiện không còn đông như trước nhưng bà Dung sẽ "không giảm giá để hút khách", một là giữ nguyên, hai là tăng lên. Khách tới quán bà Dung ăn chè một phần vì hương vị, một phần vì tò mò không biết cốc chè bằng 2 bát phở như thế nào? 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ số, truyền thông internet, có tác động lớn tới gia đình, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang đặt ra những cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với vai trò của cha mẹ trong việc giáo...

Nam giới chung tay thúc đẩy bình đẳng giới

Nam giới chung tay thúc đẩy bình đẳng giới

Sự góp mặt của nam giới trong phòng, chống bạo lực, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc đã khích lệ một lối sống yêu thương; đồng thời góp phần hỗ trợ nhiều nam giới khác từng gây ra bạo lực thay đổi nhận thức, hành vi của mình.

Chú chó bất ngờ trở thành

Chú chó bất ngờ trở thành "ngôi sao" ở Brazil, là Phó hiệu trưởng danh dự, sở hữu tài khoản Instagram hơn 21k người theo dõi

Chú chó Silveira, linh vật không chính thức của Đại học Liên bang Santa Maria (UFSM), đang trở thành hiện tượng mạng xã hội tại Brazil. Với vẻ ngoài dễ mến và “chức danh” Phó hiệu trưởng danh dự, Silveira không chỉ chiếm trọn trái tim của sinh viên mà còn thu hút hàng chục nghìn người theo dõi.

Nữ hoàng đế nổi danh với tài trị quốc nhưng không thể tự quyết chuyện mang thai, bị kiểm soát tới mức trầm cảm

Nữ hoàng đế nổi danh với tài trị quốc nhưng không thể tự quyết chuyện mang thai, bị kiểm soát tới mức trầm cảm

Catherine Đại đế (1729 - 1796) vốn là công chúa Sophie xứ Anhalt-Zerbst, sau khi kết hôn với Thái tử Pyotr của Nga, bà đổi tên thành Ekaterina Alexeyevna. Năm 1762, sau cuộc đảo chính cung đình, bà lên ngôi thay chồng và trở thành Nữ hoàng đế của nước Nga. Nổi danh với tài trị quốc nhưng Catherine Đại đế lại có một hành trình làm mẹ đầy cay đắng.