Cô gái 22 tuổi sở hữu gương mặt "xui xẻo" bị bạn bè xa lánh, không xin được việc làm và nỗi lòng người mẹ

NGỌC HÀ
Chia sẻ

Nhi càng lớn, vết bớt đỏ càng đậm và lan ra rộng hơn, phải chấp nhận số mệnh này suốt cả cuộc đời.

Ghé một xã nhỏ ở Đồng Tháp hỏi thăm gia đình chị Phượng ai cũng hay biết, thậm chí có thể kể vanh vách về hoàn cảnh cũng như sự nghèo khốn cùng cực. Anh Bùi Hồ - chủ một kênh YouTube nổi tiếng, người đăng tải câu chuyện của chị lên các nền tảng mạng xã hội cho biết: “Chị Phượng có hai cô con gái tên Nhi (22 tuổi) và My (17 tuổi). Hai bé dù đã lớn tuổi nhưng vẫn sống nương tựa vào người mẹ.

Sở dĩ Nhi không đi làm vì có gương mặt đầy vết bớt, từng bị bạn bè gán cho biệt danh cô gái có "gương mặt quỷ xui xẻo”. Em xin đi làm không có công ty nào nhận vì khuôn mặt không mấy “ưa nhìn”.

Bản thân em cũng chưa bao giờ dám soi gương, từng nghĩ đến việc quyên sinh. Song chính chị Phượng là người đã cứu con ra khỏi nỗi ám ảnh ấy. Còn My không biết chữ, lại ốm đau bệnh tật quanh năm”.

Hiện tại 3 mẹ con chị Phượng sống trong căn phòng trọ vỏn vẹn vài mét vuông. Chị tâm sự: “Tôi làm nghề nhặt phế liệu mấy chục năm nay, bôn ba khắp nơi nhưng cuối cùng vẫn về lại đây để sống.

Cô gái 22 tuổi sở hữu gương mặt "xui xẻo" bị bạn bè xa lánh, không xin được việc làm và nỗi lòng người mẹ - 1

Số phận hẩm hiu của mẹ con chị Phượng.

Xưa ba mẹ con tôi sống nhờ nhà đứa em gái ở Hồng Ngự rồi chuyển lên Sài Gòn, ra Nha Trang nhặt phế liệu. Dịch COVID-19 bùng phát, tôi không đi mần (tức làm) được đành phải trả phòng trọ ở đó về lại Đồng Tháp. Tôi xác định ba mẹ con về đây có cháo ăn cháo, có rau ăn rau”.

Chị Phượng chia sẻ vậy, hẳn nhiều người nghĩ là mẹ đơn thân một mình gồng gánh lo cuộc sống của hai con gái nhưng không phải vậy! Chị từng cưới cha của Nhi và My, đến khi mang bầu My thì người đàn ông bỏ đi biệt xứ.

Chị Phượng ở vậy nuôi các con lớn khôn với hi vọng chồng sớm quay trở về đoàn tụ. Ngờ đâu người này không về, chị đành chấp nhận phận mỏng duyên ngắn. Sau đó chị ưng người đàn ông trong vùng để lấy chỗ dựa tinh thần, hai đứa trẻ có cha dượng.

“Gia đình khó khăn nên chồng tôi phải đi mần xa. Thi thoảng anh ấy mới về đây thăm 3 mẹ con tôi. Hai vợ chồng mần ăn mãi mà chẳng có đồng nào tiết kiệm, chỉ đủ trang trải phí sinh hoạt thôi.

Mỗi ngày tôi mần lãi chừng dăm bảy chục, đủ để trả tiền phòng trọ cũng như ăn uống của ba mẹ con. Cuộc sống cực quá nên từ nhỏ 2 đứa cũng có được ăn học đàng hoàng đâu”, người phụ nữ miền Tây tâm sự.

Chị Phượng vừa dứt lời đã hướng ánh mắt đỏ au qua phía Nhi. Chị trầm ngâm cho biết cô bé chào đời như bao đứa trẻ khác, song nửa gương mặt phải có vết đỏ đậm. Chị chủ quan nghĩ con bị vài bữa là hết, lại chưa có kinh nghiệm làm mẹ nên cứ để vậy.

Nhi càng lớn, vết bớt đỏ càng đậm và lan ra rộng hơn, phải chấp nhận số mệnh có vết bớt đi theo suốt cả cuộc đời. “Em được mẹ cho đi học đến năm lớp 7 thì nghỉ. Một phần em thấy mẹ kiếm tiền cực quá, một phần bị các bạn trong lớp kỳ thị, xa lánh và gọi là “mặt quỷ xui xẻo”. Em còn bị xúc phạm thậm tệ đến mức không muốn sống nữa. Chính mẹ là người đã động viên em tiếp tục sống, yêu tính mạng của bản thân”.

Nhi nghỉ học ở nhà đỡ đần mẹ phần nào công việc. Sau đó em cùng mẹ, em gái lên Sài Gòn mưu sinh. Em xin làm công nhân cho một công ty tư nhân với mức lương 2 triệu đồng. “Người ta không ưa khuôn mặt của con bé nên ép mần quá trời. Nó phải làm từ 7h sáng đến 21h tối mới được nghỉ. Tôi xót con, lại sợ đi đường tối nguy hiểm, vì thế đã bảo nghỉ đi”, chị Phượng nói.

Nhi nghỉ làm đã theo mẹ ra Nha Trang mưu sinh. Em chạy vạy khắp nơi xin việc nhưng đều bị từ chối chỉ vì gương mặt không ưa nhìn. Điều đó khiến em tự ti vô cùng, nghĩ bản thân cần phải học hành gì đó để có thể xin được việc làm.

Nhi quyết định đi học nghề với hi vọng tìm được việc làm ổn định, phụ giúp mẹ trang trải cuộc sống. Song em chưa kết thúc khoá học đã phải nghỉ giữa chừng vì một vài lý do cá nhân.

Hiện tại Nhi đang đợi các công ty ở quê trả lời có nhận vào làm hay không? “Em buồn lắm! Em không hiểu vì sao mọi người lại xa lánh em chỉ vì gương mặt không như bình thường. Em đâu có muốn bản thân sở hữu gương mặt có vết bớt như thế này đâu?

Em có đi thăm khám và được chẩn đoán phải làm phẫu thuật đắp da. Nhưng mấy mẹ con em làm gì có tiền để phẫu thuật chứ”, Nhi bật khóc nức nở.

Còn My do nghỉ học từ lớp 2 nên hiện tại không biết chữ, lại ốm đau bệnh tật quanh năm, vì thế chẳng thể đỡ đần chị Phượng chút nào. Giờ chị Phượng chỉ mong có mảnh đất, dựng cái lều nhỏ để ba mẹ con làm chỗ tránh nắng trú mưa. Chị bảo bản thân ám ảnh chuyện ở trọ, cứ đến tháng phải trả tiền hoặc bị chủ đuổi vì không đủ tiền đóng.

Chia sẻ

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.