Nhiều loại kem lót, kem nền hiện nay đều chứa chỉ số chống nắng, nhưng liệu như vậy đã đủ bảo vệ da thay kem chống nắng?
Ai cũng biết chống nắng quan trọng thế nào – không chỉ bảo vệ da khỏi rám nắng, cháy nắng mà còn ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Thế nhưng, ngày nay hầu hết các sản phẩm nền như kem lót, kem nền, cushion đều đã tích hợp chỉ số SPF. Vậy có cần dùng thêm kem chống nắng chuyên biệt? Nên thoa trước hay sau lớp trang điểm? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của chị em.
Kem lót + kem nền có chỉ số chống nắng, tôi có cần thoa thêm kem chống nắng không?
Câu trả lời là: Trong hầu hết các trường hợp, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng. Dù nhiều loại kem lót hay kem nền hiện nay được ghi chỉ số SPF/PA, nhưng mức độ bảo vệ là không đủ.
Bởi vì, chúng ta thường dùng một lượng rất nhỏ kem lót, kem nền, trong khi để đạt hiệu quả chống nắng đúng chuẩn, cần thoa 2mg/cm² da – điều mà lớp trang điểm thông thường không đáp ứng nổi. Hơn nữa, khả năng chống nắng của các sản phẩm này tương đối yếu. Kem lót chỉ giúp hiệu chỉnh sắc da, giữ lớp nền lâu trôi. Còn kem nền chủ yếu che khuyết điểm, làm đều màu da.
Do đó, không sản phẩm nào có thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng. Chỉ kem chống nắng chuyên dụng mới thực sự bảo vệ da khỏi tia UVA/UVB – thủ phạm gây cháy nắng, sạm da và lão hóa sớm.
Vẫn cần thoa kem chống nắng ngay cả khi kem nền, kem lót của bạn đã có chỉ số SPF.
Trong trường hợp nào bạn có thể bỏ qua kem chống nắng?
Nếu sử dụng kem lót có màu tích hợp chống nắng, được quảng cáo là "tất cả trong một", với chỉ số từ SPF30, PA+++ trở lên, và bạn đã thoa một lượng đủ tiêu chuẩn, lại chỉ ra nắng nhẹ trong thời gian ngắn thì có thể tạm lược bỏ bước kem chống nắng riêng biệt.
Tuy nhiên, nếu:
- Thường xuyên hoạt động ngoài trời
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt trong thời gian dài
- Muốn chống lão hóa do tia UV hiệu quả hơn
- Muốn bảo vệ toàn diện, kể cả vùng cổ và gáy
Bạn hãy thoa kem chống nắng chuyên dụng trước khi trang điểm. Đây vẫn là bước tối quan trọng nếu bạn thật sự nghiêm túc trong việc bảo vệ làn da.
Nếu kem nền của bạn có chỉ số chống nắng đủ và bạn chỉ ra ngoài trong thời gian ngắn, không cần thiết thoa thêm lớp kem chống nắng.
Thứ tự thoa kem chống nắng khi trang điểm
Thoa kem chống nắng đúng thứ tự là bí quyết để da được bảo vệ tối ưu và lớp nền mịn đẹp suốt ngày dài. Quy trình chuẩn: dưỡng da → kem chống nắng → kem lót (primer) → kem nền dạng lỏng. Cách thoa này không chỉ giúp da được bảo vệ trọn vẹn khỏi tia UV mà còn giữ cho lớp trang điểm lâu trôi, không mốc hay loang lổ
Thoa kem chống nắng trước khi dùng kem lót và kem nền sẽ tránh làm lem lớp make up.
Những điều cần tránh khi dùng kem chống nắng.
Làm thế nào để thoa kem chống nắng sau khi trang điểm mà không làm hỏng lớp make up?
Bổ sung kem chống nắng là bước quan trọng quyết định hiệu quả bảo vệ da suốt cả ngày. Dù đã thoa vào buổi sáng, lớp kem này vẫn có thể bị trôi đi bởi mồ hôi, dầu hoặc ma sát, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hoặc khi hoạt động nhiều. Do đó, việc thoa lại là điều không thể bỏ qua nếu muốn làn da thực sự được che chắn khỏi tác hại của ánh nắng.
Tùy theo môi trường sống và thói quen sinh hoạt, tần suất thoa lại cũng cần điều chỉnh phù hợp: với người làm việc trong nhà, chỉ cần dặm lại một lần vào buổi trưa là đủ. Ngược lại, nếu thường xuyên di chuyển ngoài trời, hãy đảm bảo thoa lại sau mỗi 2 tiếng. Trường hợp vận động mạnh hoặc đổ mồ hôi nhiều, nên dặm lại thường xuyên hơn. Đặc biệt, thoa lại sau 30 phút kể từ lần đầu tiên sẽ giúp tăng đáng kể hiệu quả chống nắng.
Vậy thoa lại thế nào để không làm trôi lớp trang điểm? Bí quyết nằm ở các bước sau:
- Trước tiên, thấm dầu, mồ hôi bằng giấy thấm hoặc khăn giấy nhẹ nhàng loại bỏ dầu thừa, mồ hôi và giữ lớp nền khô ráo, tránh bị mốc.
- Chọn đúng “vũ khí” chống nắng như xịt chống nắng (tiện lợi, nhanh gọn), cushion/phấn chống nắng (thích hợp dặm từng vùng), hoặc kem chống nắng dạng lỏng tán bằng bông mút để dặm đều toàn mặt.
Chỉ khi hiểu đúng và thực hiện đầy đủ việc bổ sung chống nắng, bạn mới có thể duy trì làn da sáng khỏe, tránh xa sạm, nám và các dấu hiệu lão hóa sớm do ánh nắng gây ra.