Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Thanh Thanh
Chia sẻ

Tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 diễn ra tháng 6/2023 vừa qua, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp xây dựng vào các nội dung quan trọng trong Sơ kết hoạt động của các cấp Hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; thực hiện các khâu đột phá, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII…

Nhiều kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2023

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo, năm 2023 với chủ đề “Tập trung xây dựng cơ sở Hội, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở” và thực hiện phương châm “Trung ương định hướng chiến lược”, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch chỉ đạo các Hội LHPN tỉnh, thành, đơn vị triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả, từ đó đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Theo đó, Công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ được đổi mới nội dung theo hướng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng hội viên, phụ nữ; đa dạng, linh hoạt hình thức tuyên truyền. Tính đến hết tháng 5/2023, có 877.122 hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật;1.225.546 phụ nữ được tập huấn, trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới.

Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” được 100% Hội LHPN tỉnh, thành, đơn vị triển khai sâu rộng với nhiều cách làm mới, 6 tháng đầu năm đã có gần 13 triệu lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ được học tập, tập huấn, tuyên truyền về nội dung phong trào. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện, tiêu biểu như Hội LHPN các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Khánh Hòa…

Các Chương trình Mục tiêu quốc gia, các đề án của Chính phủ do Hội chủ trì được triển khai có trọng tâm, trọng điểm. Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” chú trọng thực hiện các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án, xác định kết quả mức độ đạt các chỉ tiêu làm căn cứ quan trọng để tiếp tục lựa chọn giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Gia đình 5 có, 3 sạch” lựa chọn nội dung “Vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam” gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” năm 2023; chủ động đăng ký các công trình/phần việc tham gia trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới - 1

Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H. Hòa

Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01) được triển khai gắn với các nhiệm vụ thường xuyên của Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (Đề án 939). Các cấp Hội đã vận động, hỗ trợ thành lập mới 48 Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý. Tính đến 30/4/2023, dư nợ ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội qua Hội Phụ nữ tiếp tục đạt cao nhất với trên 114 nghìn tỷ đồng tăng 6.080 tỷ đồng so với năm 2022.

Đặc biệt, chương trình “Mẹ đỡ đầu” từ khởi điểm mang tính thích ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đến nay đã tạo được sức lan tỏa to lớn, thu hút sự quan tâm, tích cực hưởng ứng của các cấp, các ngành. Đến nay, chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã huy động được 115 tỷ đồng, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu cho 19.760 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có hơn 3.000 trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, 100%  Hội LHPN tỉnh, thành, đơn vị đã hưởng ứng, đồng loạt triển khai các sự kiện, chuỗi hoạt động lớn do TƯ Hội phát động (chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, phát động “Tuần lễ áo dài”, Chương trình “Đồng diễn dân vũ” và phát động “Hội thi dân vũ và thể dục thể thao phụ nữ toàn quốc 2023”…). Các hoạt động, sự kiện đã tạo điểm nhấn, đáp ứng nhu cầu của hội viên, phụ nữ, có sức lan tỏa sâu rộng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đã đánh giá cao chất lượng đạt được của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TƯ Hội khóa XIII. Đoàn Chủ tịch TƯ Hội sẽ tiếp thu đầy đủ, cầu thị các ý kiến đóng góp để hoàn thiện các dự thảo văn bản, sớm ban hành để các cấp Hội triển khai kịp thời, hiệu quả.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết năm 2023, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đề nghị Hội LHPN các tỉnh/thành, các đơn vị trực thuộc tiếp tục bám sát kế hoạch hoạt động và các chỉ tiêu đề ra trong năm 2023. Đặc biệt, cần bám sát, đầu tư nhiều hơn nữa cho việc thực hiện Chủ đề năm "Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở"; trong đó, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đề nghị, cần có giải pháp mạnh mẽ, các hình thức phù hợp chăm lo cho đội ngũ cán bộ Hội. Hiện nay, các cơ chế chính sách chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích được cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ Hội cơ sở, để động viên chị em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.  Quan tâm, có hoạt động cụ thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến, triển khai Phong trào thi đua Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới gắn với đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Quyết liệt, mạnh dạn hơn trong việc triển khai các Chương trình Mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án của Chính phủ, nhất là Dự án 8 thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo tiến độ, chất lượng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2023. Tiếp tục chủ động, sáng tạo, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội đối với chương trình Mẹ đỡ đầu và Đồng hành cùng phụ nữ biên cương; tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền và vận động xã hội để các chương trình này có được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của xã hội, đảm bảo hiệu quả bền vững. Các cấp Hội cần chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình hội viên, phụ nữ, phát hiện các vấn đề phát sinh để đề xuất giải pháp khắc phục và có hoạt động phù hợp chăm lo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, như vấn đề lao động nữ mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội 1 lần; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; hôn nhân với người nước ngoài; lao động bị lừa bán…

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới - 2

Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: H. Hòa

Năm 2024 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, các tỉnh, thành cần tập trung chỉ đạo, rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ, khó khăn vướng mắc. Với hoạt động trọng tâm năm 2024, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đề nghị Hội LHPN các tỉnh, thành, đơn vị bám sát chủ đề năm 2024 là "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội" để cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch hoạt động; phát huy hơn nữa vai trò của các cụm thi đua, đoàn kết, phối hợp tổ chức được các hoạt động ở các cụm. Đặc biệt, trong thời gian tới, đề nghị Hội LHPN các tỉnh, thành lưu ý nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề "Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên, đồng hành cùng phụ nữ biên cương" quy mô toàn quốc…

Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII cũng đã tiến hành công tác kiện toàn Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII. Theo đó, 100% đại biểu có mặt tại hội nghị đã thống nhất bầu bổ sung đồng chí Lê Thị Ngọc Linh, sinh ngày 22/7/1982, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu làm Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...