Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Chi Mai
Chia sẻ

Thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), là một trong những nhiệm vụ quan trọng được TP Hà Nội tập trung thực hiện, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Với một loạt các giải pháp đưa ra và đang thực hiện, khoảng cách về bình đẳng giới trong vùng DTTS ngày càng được thu hẹp.

Dự án 8 - Dự án chuyên biệt về giới đầu tiên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án 8 là một dự án chuyên biệt về giới, thúc đẩy và đảm bảo phụ nữ các dân tộc tại Việt Nam được tiếp cận và thụ hưởng các cơ hội và thành quả như nhau trong quá trình phát triển, đặc biệt giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ DTTS trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN. Đây là lần đầu tiên có một dự án riêng biệt, đặc thù về giới được Quốc hội thông qua và được Chính phủ giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với một quy mô và nguồn lực đầu tư rất lớn.

Dự án đặt mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dự án 8 được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động, mô hình khác được lồng ghép giới một cách hiệu quả và bền vững tại vùng đồng bào DTTS nói chung, cũng như tạo cơ hội để phụ nữ và trẻ em DTTS nói riêng, tiếp cận và tham gia chương trình.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn Thành phố như: Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021; Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022, trong đó giao cho Hội LHPN Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ tham mưu cho UBND Thành phố triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội.

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số - 1

Các đại biểu tham quan các gian hàng của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Ba Vì 

Trong thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã chủ động tham mưu UBND Thành phố ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện Dự án 8. Tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Dự án 8 nghiêm túc, hiệu quả, trong đó tập trung cao cho công tác tập huấn, hướng dẫn, triển khai mô hình điểm như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi”, “Địa chỉ tin cậy”; cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu thực hiện Dự án 8 gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ DTTS trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS & MN; Chú trọng lồng ghép các hoạt động thực hiện Dự án 8 với thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN và nhiệm vụ trọng tâm công tác của cơ quan, đơn vị; huy động được sự tham gia tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ và cán bộ thôn trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới ở cơ sở; tham gia xây dựng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ DTTS.

Dự án 8, với hệ thống 8 chỉ tiêu cơ bản và 4 nội dung trọng tâm để đảm bảo sự thúc đẩy bình đẳng giới tại khu vực đồng bào DTTS và MN, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ những định kiến về giới, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề bức thiết cho phụ nữ và trẻ em; thứ hai là nâng cao quyền năng kinh tế.

Những chuyển biến tích cực

Là địa bàn chiếm 50% tổng số xã thực hiện Dự án 8, thời gian qua, huyện Ba Vì đã triển khai thực hiện các nội dung thuộc Dự án 8 một cách nghiêm túc. Huyện tập trung cho công tác tập huấn, hướng dẫn, triển khai mô hình điểm, huy động được sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và cộng đồng vào việc xây dựng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2024, thôn 8, xã Ba Trại đã ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng đầu tiên, gồm 10 thành viên. Tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, cũng như những tập tục lạc hậu, một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Mô hình nhằm góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN.

Tham gia Tổ truyền thông cộng đồng, các thành viên đã được trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số - 2

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) vẫn lưu giữ nét đẹp văn hóa cồng chiêng.

Hay như “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” năm 2023 do Hội LHPN Hà Nội tổ chức, đã giới thiệu những đóng góp tích cực của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những mô hình, cách làm hay của các xã miền núi huyện Ba Vì trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày hội gồm hoạt động trưng bày sản phẩm sáng tạo, sản phẩm nghề truyền thống của phụ nữ DTTS huyện Ba Vì và cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” với sự tham gia của 7 đội tuyển đại diện cho 7 xã DTTS huyện Ba Vì.

Từ năm 2018, Hà Nội không còn xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được cải thiện, nâng cao. Theo đánh giá của Ban Dân tộc Hà Nội, các mục tiêu bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Thủ đô cơ bản hoàn thành. Những đổi thay tích cực kể trên là ví dụ sinh động thể hiện kết quả của sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN của Thủ đô, trong đó có triển khai Dự án 8.

Phó Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, thời gian tới, Ban sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu về giới trong gia đình và cộng đồng, cùng những tập tục văn hóa có hại. Ban Dân tộc Hà Nội cũng sẽ tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng. Đây được xem là đội ngũ đóng vai trò thực thi quan trọng đối với mục tiêu bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS.

Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS Lê Ngọc Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc & Thờii đại, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho rằng, cần nghiên cứu, hoàn thiện ban hành những chính sách đặc thù đối với phụ nữ vùng DTTS để giảm thiểu những rào cản, khó khăn về điều kiện, cơ hội… của họ so với nam giới và so với phụ nữ ở các vùng, miền khác. Thứ hai, phát huy vai trò truyền thống của phụ nữ DTTS trong đời sống kinh tế, xã hội, trong gia đình, cộng đồng gắn với chương trình hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng và phụ nữ về bình đẳng giới như Dự án 8.

Chia sẻ

Chi Mai

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...