Quận Ba Đình: Nâng cao chất lượng mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” gắn với xây dựng ngôi nhà an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Chia sẻ

(PNTĐ) -UBND quận Ba Đình đã ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND về tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nâng cao chất lượng mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, chủ nhà trọ và người lao động nhập cư trên địa bàn quận.

Quận Ba Đình: Nâng cao chất lượng mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” gắn với xây dựng ngôi nhà an toàn cho phụ nữ, trẻ em - 1

Hội nghị đánh giá mô hình điểm "Chi, tổ phụ nữ an toàn về phòng cháy chữa cháy" do Hội LHPN quận Ba Đình chỉ đạo Hội LHPN phường Vĩnh Phúc tổ chức

Kế hoạch ra đời nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên và phụ nữ trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), xây dựng ngôi nhà an toàn cho phụ nữ và trẻ em; nhân rộng mô hình "Nhà tôi có bình chữa cháy", nâng cao chất lượng mô hình "Chi, tổ phụ nữ an toàn về phòng cháy, chữa cháy" góp phần xây dựng thành công Tổ liên gia an toàn PCCC tới 100% cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân, đặc biệt đối với các chủ nhà trọ, nữ lao động nhập cư cũng như người lao động di cư tại các xóm trọ trên địa bàn Quận.

Quận Ba Đình: Nâng cao chất lượng mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” gắn với xây dựng ngôi nhà an toàn cho phụ nữ, trẻ em - 2

Thời gian qua, Hội LHPN quận Ba Đình đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCCC và CNCH trong cán bộ, hội viên và Nhân dân trên địa bàn

Theo đó, UBND quận Ba Đình chỉ đạo Công an quận, Hội LHPN quận tổ chức các tập huấn kiến thức về PCCC và CNCH, tặng bình chữa cháy cho hội viên phụ nữ, nữ lao động nhập cư có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tập huấn kiến thức, nhân rộng mô hình “Chi, tổ phụ nữ an toàn PCCC”; gắn với vận động các hộ gia đình, cán bộ, hội viên tự trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu. Trong năm 2023, hoàn thành các chỉ tiêu sau:

- 80% hộ gia đình hội viên có ít nhất 1 người tham gia tập huấn kiến thức PCCC và tự nguyện trang bị phương tiện PCCC.

- 50% hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; nữ lao động nhập cư, người lao động, sinh viên thuê nhà có hoàn cảnh khó khăn được tập huấn kiến thức và tặng bình chữa cháy.

- 100% gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, nữ lao động nhập cư, người lao động thuê trọ có hoàn cảnh khó khăn được trang bị phương tiện chữa cháy.

- Nhân rộng thêm 10% mô hình “Chi, tổ phụ nữ an toàn PCCC” nâng tổng số lên 40% chi hội thực hiện mô hình.

- 100% cán bộ, hội viên cài đặt và biết sử dụng “App 114”; quan tâm tài khoản zalo của “Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an”.

- Mỗi hộ gia đình hội viên phải có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng; tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, CNCH và được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH.

- 100% hộ gia đình hội viên, mỗi hộ trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay(loại bình bột ABC hoặc bình khí C02), ít nhất 01 dụng cụ phá dỡ (căn cứ theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm mặt nạ phòng độc, dây cứu người, thang dây,…).

Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...