Nhân lên cái đẹp từ cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, các cấp Hội LHPN Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả và cách làm hay, sáng tạo của Phụ nữ Thủ đô được triển khai nhân rộng tại các địa phương, góp phần xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

Sự đồng lòng, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động

Chi hội phụ nữ tổ dân phố số 3, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm là một trong những đơn vị điển hình tiêu biểu của quận vì đã có nhiều cách làm hiệu quả trong thực hiện cuộc vận động. Bà Chu Thị Hà, Ủy viên BCH Hội LHPN, Chi hội phó Chi hội phụ nữ TDP số 3 phường Tràng Tiền chia sẻ: Để triển khai Cuộc vận động hiệu quả không hề khó nhưng cũng không dễ dàng nếu cán bộ Hội không tận tâm và biết cách vận dụng linh hoạt. Trước tiên, tận dụng mạng xã hội, bắt kịp công nghệ 4.0, Hội Phụ nữ đã chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền về các nội dung của cuộc vận động trên trang facebook, các nhóm zalo của Hội; đồng thời kết hợp với tuyên truyền trên loa truyền thanh của phường; tiếp đó Hội sẽ lồng ghép tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt, hội nghị… phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi tổ hội.

Từ phát động của Hội, vào sáng thứ 7 hàng tuần, đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân phường Tràng Tiền đã cùng tham gia tổng vệ sinh các tuyến ngõ; và thành lập mô hình đoạn đường phụ nữ “Xanh - Sạch - Đẹp - Nở hoa”. Đến nay, Hội đã triển khai và duy trì tuyến phố tự quản Hai Bà Trưng, Hàng Khay “Xanh - Sạch - Đẹp”, xây dựng tuyến phố này theo 6 tiêu chí văn minh đô thị và có treo biển của Hội Phụ nữ, xây dựng đoạn đường góc phố nở hoa – xanh hoá gốc cây tại phố Lý Đạo Thành, Cổ Tân, Lê Phụng Hiểu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu;

Thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, cùng với phụ phường Tràng Tiền, sau 3 năm triển khai Hội Phụ nữ các phường khác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có nhiều mô hình sáng tạo, có sức lan tỏa thu hút đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ tham gia như: mô hình “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp thực hiện nếp sống văn minh, gắn với thực hiện quy tắc ứng xử tại Di tích đền, đình Thanh Hà”, phường Đồng Xuân; mô hình “Tổ phụ nữ xung kích trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn”, phường Hàng Gai; mô hình vườn hoa xóa chân rác, vườn hoa treo…. và nhiều mô hình sáng tạo của Hội Phụ nữ của 14 phường, gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhân lên cái đẹp từ cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” - 1

Mô hình phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch được phụ nữ tại các huyện ngoại thành hưởng ứng tích cực

Còn tại huyện Sóc Sơn, năm 2023, xã Phù Linh được lựa chọn là 1 trong 3 xã của huyện hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu. Bà Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội LHPN xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn cho biết: Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới Hội LHPN xã Phù Linh triển khai tới các chi, tổ, hội tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn xã gắn liền với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng các việc làm cụ thể và nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân. Hội đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong tuyên truyền cũng như thực hiện tiêu chí về phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ. Hội LHPN là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân phân loại, xử lý rác. Từ khi triển khai mô hình “Phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình” trong thực hiện Đề án “Phụ nữ Sóc Sơn phân loại, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình và khởi nghiệp từ rác hữu cơ”, tỷ lệ đốt rơm rạ trên địa bàn đã từng bước giảm. 

Hội LHPN xã phối hợp với UBND xã đã rà soát, lựa chọn thôn Vệ Linh là địa bàn có đủ các tiêu chí để làm điểm xây dựng thôn văn hóa kiểu mẫu trong việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng. Từ mô hình trên tạo nên phong trào xóm ngõ văn minh sáng - xanh - sạch - đẹp bảo vệ môi trường hay xóm ngõ ứng xử văn minh đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

“Trong thời gian tới Hội tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã nhằm cùng các cấp uỷ chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu đưa Phù Linh trở thành xã NTM kiểu mẫu toàn diện”, bà Nguyễn Thị Thắm nói.

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay

Có thể nói, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã có những cách làm sáng tạo, đặc biệt trong việc tuyên truyền và vận động thực hiện cuộc vận động. Thông qua đó đã phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội thực hiện Chương trình 06-ctr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Nổi bật là mô hình “Đường hoa phụ nữ tự quản góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp” từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của hội viên phụ nữ và nhân dân tại địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tính đến nay, toàn thành phố có 8.293 đoạn đường phụ nữ tự quản với 3.999 đoạn đường xanh - sạch - đẹp, 841 đoạn đường nở hoa. Mô hình “Biến điểm chân rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản” được Hội LHPN 100% quận, huyện, thị xã hưởng ứng và triển khai, đã có 67 mô hình được thành lập mới, toàn TP đã có 366 vườn hoa phụ nữ tự quản…

Nhân lên cái đẹp từ cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” - 2

Cán bộ hội viên phụ nữ quận Hoàn Kiếm tham gia tổng vệ sinh đường phố vào sáng thứ 7 hàng tuần.

 Đặc biệt, các mô hình phụ nữ tham gia bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc như: CLB Chèo huyện Phú Xuyên, quận Long Biên, quận Tây Hồ, CLB Ca Trù huyện Quốc Oai, CLB Cồng chiêng huyện Thạch Thất, Ba Vì, các CLB tuyên truyền về di tích lịch sử văn hóa địa phương như CLB hướng dẫn viên du lịch “Gia Lâm trong tôi”; “Điểm hỗ trợ trang phục phù hợp cho khách thăm quan di tích” tại quận Ba Đình… đã thu hút được hội viên trẻ tham gia, góp phần không nhỏ trong việc phát triển văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cho biết: Tính đến nay, mỗi cơ sở Hội đã xây dựng ít nhất 1 mô hình vận động phụ nữ ứng xử đẹp, thực hiện nếp sống, lối sống xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Kết quả, toàn thành phố đã có 786 mô hình vận động phụ nữ ứng xử đẹp được thành lập.

Để nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động, trong thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới hội viên phụ nữ thực hiện Cuộc vận động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với tuyên truyền nếp sống lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đồng thời, Hội sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, những mô hình tiêu biểu để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.