Hành trình tri ân của các cấp Hội

Thanh thanh
Chia sẻ

Những ngày qua, phát huy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” cùng với cả nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực thể hiện tình cảm, trách nhiệm thăm hỏi, tặng quà tri ân với những công hiến hy sinh của các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách trên địa bàn Thành phố.

Tri ân các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách

Phát huy tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, dịp này Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức 4 đoàn công tác tới thăm hỏi, tặng quà tri ân các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, nữ thương bệnh binh; mẹ, vợ con liệt sĩ, Trung tâm Điều dưỡng người có công tại các quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Ứng Hòa, Đan Phượng, Quốc Oai, Sóc Sơn trên địa bàn thành phố.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Phượng sinh năm 1919, tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, có hai người con trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, mẹ đã 105 tuổi và vẫn còn minh mẫn và là bà Mẹ Việt Nam Anh hùng duy nhất còn sống tại xã Phù Linh. “Mấy hôm trước, khi các chị cán bộ Hội ở xã thông báo dịp này sẽ có đoàn công tác của Hội Phụ nữ thành phố tới thăm, Mẹ Phượng vui và mừng lắm. Hai mắt của mẹ tuy nhìn mờ nhưng đôi tai của Mẹ thì vẫn còn nghe rất rõ nên mẹ rất mong có nhiều người nói chuyện với mình. Mẹ vốn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc, nên luôn dặn dò và bảo các con cháu trong gia đình phải tiếp đón các chị em phụ nữ thật chu đáo”, những người thân trong gia đình Mẹ chia sẻ.

Tại huyện Đan Phượng, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tý, sinh năm 1923, tại phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng đã hơn 100 tuổi nhưng mẹ vẫn còn khá minh mẫn. Mẹ hiện ở với con trai nuôi là ông Nguyễn Văn Hường. Mẹ Tý chỉ có người con trai duy nhất là Nguyễn Văn Dần, sinh năm 1950 tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã hy sinh tại mặt trận Khe Sanh, Quảng Trị khi vừa tròn 21 tuổi. Có mặt tại nhà của Mẹ Tý, các thành viên trong đoàn “bất ngờ” khi còn được nghe mẹ hát, mẹ kể về những kỷ niệm năm xưa, về người con trai của mẹ cũng với nhiều anh em đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc.

Hành trình tri ân của các cấp Hội - 1

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội kính thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tý.

Tại huyện Quốc Oai, Mẹ Việt Nam Anh hùng Kiều Thị Lạn sinh năm 1922, tại thôn Vĩnh Phúc, xã Liệp Tuyết, sinh được 7 người con trai, 1 con gái. Trong đó có 3 người con trai là liệt sĩ Kiều Đình Y hy sinh tại mặt trận phía Tây; liệt sĩ Kiều Đình Chức hy sinh tại Thủ Thừa, Long An và liệt sĩ Kiều Đình Thông hy sinh tại Campuchia. Mẹ tuổi cao sức yếu nhưng luôn nhận được sự quan tâm, phụng dưỡng trực tiếp của người cháu dâu.

Đoàn công tác cũng tới thăm gia đình nữ thương binh hạng 3/4 Doãn Thị Thái, nữ thương binh 4/4 Nguyễn Thị Mánh; nữ bệnh binh Nguyễn Thị Tú; bà Tạ Thị Đỉnh là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Vy, hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ; vợ của liệt sĩ Nguyễn Mạnh Lợi, con đỡ đầu của Hội, cháu Nguyễn Khánh Ly con của liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh… Hai Trung tâm Điều dưỡng người có công tại quận Hà Đông và Ứng Hòa gồm quà và tiền mặt với tổng trị giá hơn 20 triệu đồng.

 Có mặt tại các gia đình đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã thay mặt 4 đoàn công tác đã ân cần thăm hỏi, động viên các Mẹ VNAH sống vui, trường thọ; động viên các nữ thương binh, bệnh binh, vợ, con liệt sĩ cố gắng vượt qua khó khăn, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào thi đua của các cấp Hội Phụ nữ triển khai phát động; tích cực động viên con cháu lao động sản xuất, phát triển kinh tế...

Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực từ cơ sở

Để hỗ trợ các gia đình chính sách trên địa bàn Thủ đô còn gặp khó khăn về nhà ở, qua rà soát của Hội Phụ nữ cơ sở, dịp này, Hội LHPN Hà Nội đã trao kinh phí hỗ trợ xây, sửa mái ấm tình thương trị giá 40 triệu đồng cho gia đình bà Vũ Thị Chất, là vợ liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn tại phường Cống Vị, quận Ba Đình.

Hội LHPN 6 đơn vị trong cụm thi đua số 1 gồm quận: Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đã tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây mái ấm tình thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Quang, là vợ liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hải Phòng với mức hỗ trợ 40 triệu đồng. Còn tại huyện Mê Linh, Hội Phụ nữ xã Thanh Lâm triển khai hoạt động hỗ trợ các đối tượng người có công khám chữa bệnh miễn phí tại trạm y tế xã.

Hành trình tri ân của các cấp Hội - 2

Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội thăm hỏi con đỡ đầu của Hội, là con của liệt sĩ
Nguyễn Huy Thịnh.

Quan tâm chăm lo đến cán bộ Hội là thương binh, thân nhân liệt sĩ là việc làm thường xuyên của Hội LHPN quận Hoàn Kiếm. Bà Trịnh Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàn Kiếm cho biết: Hội Phụ nữ hiện có 13 cán bộ hội là thương binh, thân nhân liệt sĩ. Trong đó có 2 trường hợp là nữ thương binh, 10 trường hợp là gia đình thương binh, liệt sĩ. Thời gian qua, Quận Hội và cơ sở đã hỗ trợ sửa chữa 1 Mái ấm tình thương, đang tiến hành rà soát và tiếp tục sửa chữa 3 Mái ấm tình thương với tổng kinh phí dự kiến khoảng 180 triệu đồng; tiếp tục đỡ đầu 1 mẹ liệt sĩ với số tiền 1 triệu đồng/tháng từ năm 2016 đến nay. Dịp này, Hội LHPN quận tổ chức đoàn cán bộ Hội Phụ nữ quận, các cơ sở và cán bộ Hội là thương binh, thân nhân liệt sĩ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; tham quan giáo dục truyền thống tại Khu di tích nhà tù Hỏa Lò; gặp mặt và tặng quà tới 13 cán bộ hội là thương binh, gia đình Thương binh - Liệt sĩ. Các hoạt động thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa” của Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã động viên được đông đảo các tầng lớp cán bộ hội viên phụ nữ tham gia.

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết thêm: Công tác “đền ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình chính sách đã trở thành truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng bộ và chính quyền Thủ đô, trong đó có hoạt động của tổ chức Hội Phụ nữ Hà Nội nhằm thể hiện sự tôn vinh, tri ân những công lao của các thế hệ đi trước đã đóng góp công sức xương máu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 tới đây, Hội Phụ nữ Hà Nội đã đề xuất và được các đồng chí lãnh đạo TP quan tâm hỗ trợ các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn Thủ đô mức hỗ trợ là 10 triệu đồng và 1 phần quà. Để tiếp tục các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi các gia đình chính sách người có công, các cấp Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục tập trung rà soát, hỗ trợ các gia đình chính sách còn gặp hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Đồng thời tham gia các hoạt động tổng vệ sinh môi trường, chỉnh trang, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ...

Chia sẻ

Thanh thanh

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...