“Bông hồng thép” góp sức vì bình yên cho Thủ đô

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

Là nữ trinh sát duy nhất của Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hà Nội, Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những chiến công lập nên, chị là minh chứng cho những phẩm chất đặc biệt của người nữ chiến sĩ công an.

Nữ trinh sát tuyên chiến với cái chết trắng

Tháng 11/2017, Trung tá Huyền Diệu được tổ chức phân công về công tác tại Đội 3, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an TP Hà Nội. Là nữ trinh sát duy nhất có 17 năm gắn bó với Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm tổ chức trái phép chất ma tuý, trên mặt trận luôn luôn nóng và nguy hiểm, chị gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, chị luôn xác định tư tưởng cho bản thân và gia đình để yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao. Ở các vị trí được giao, chị không ngại gian khổ vất vả, cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh triệt xoá những đường dây ổ nhóm mua bán ma tuý lớn.

Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu không thể nhớ mình và các đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ án, bắt giữ bao nhiêu đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy... Mỗi lần truy bắt tội phạm cũng là mỗi lần chị và đồng đội phải đối diện với hiểm nguy. Nhưng với bản tính quyết đoán, và tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm, khát khao giữ bình yên cho Nhân dân đã giúp người nữ chiến sĩ công an nhân dân vượt qua mọi thử thách.

Khi bắt tay vào phá án, ở người nữ trinh sát ấy dường như không còn khái niệm về giới tính. Chị luôn hết mình với công việc, hóa thân vào những vai diễn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Địa bàn nơi chị công tác, những tụ điểm phức tạp về ma túy đã dần bị triệt xóa, mở ra cuộc sống bình yên mới. Sau 17 năm công tác, trung tá Đinh Thị Huyền Diệu được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, nhưng đối với chị phần thưởng lớn nhất chính là sự đồng tình ủng hộ của người dân.  Những cuộc điện thoại hay lời động viên của quần chúng nhân dân là nguồn cổ vũ sức mạnh lớn lao giúp chị và đồng đội chiến thắng trên mặt trận đấu tranh với cái chết trắng.

“Bông hồng thép” góp sức vì bình yên cho Thủ đô - 1

Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu tham gia giao lưu tại Hội nghị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025.

Chị vẫn nhớ, lần cùng các đồng đội về Mỹ Đức bắt giữ đối tượng buôn ma túy. Các đồng đội hẹn nhau 12h đêm sẽ tự đi xe máy từ trung tâm thành phố về huyện Mỹ Đức. Lần ấy chị được phân công cắm chốt, một bên là đồng ruộng, một bên là bãi tha ma. Mỗi chốt cách nhau vài cây số. Là phụ nữ, đứng gác trong đêm tối giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, lại lạnh lẽo, âm u không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Thỉnh thoảng có tiếng tắc kè kêu cũng khiến một người phụ nữ như chị lạnh sống lưng. Thế nhưng, nhiệm vụ ấy không hoàn thành ngay trong đêm đầu tiên. Chị và các đồng đội đã phải về Mỹ Đức tới 5 đêm, chị phải cắm chốt ở bãi tha ma tới 5 lần. Giờ đây khi ngồi nghĩ lại về lần bắt giữ ấy, chị vẫn không quên cái cảm giác rùng mình khi một mình đứng giữa cánh đồng và ở bãi tha ma.

Có trận đánh án, chị phải vào điểm giám sát là chuồng trâu và ngồi ở đó từ sáng đến tối để thông báo cho anh em về hoạt động buôn bán ma tuý. Giữa thời tiết mùa hè lên đến 40 độ, mùi ở chuồng trâu khiến chị còn bị ám ảnh suốt nhiều ngày sau đó. Hay vụ bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Hiền (Hiền đảo) ở ngõ Lò Lợn (ngõ 459, Bạch Mai, Hai Bà Trưng. Cả gia đình đối tượng đều mua bán ma túy, với thủ đoạn tinh vi, địa hình lại ngõ ngách rất khó cho việc trinh sát. Trung tá Huyền Diệu đã phải hóa trang thành người bán hàng rong, mất rất nhiều công sức, thời gian vào vụ án này. Khi anh em vây bắt đối tượng, người thân và đối tượng vùng vẫy chống trả, mẹ của đối tượng Hiền đã nhiều lần đạp vào bụng chị, còn em trai đối tượng Hiền nghiện ma tuý, nhiễm HIV dùng dao chống trả quyết liệt lực lượng trinh sát nhằm tháo chạy và tẩu tán vật chứng. Đến khi lực lượng công an bắn súng chỉ thiên, các đồng đội mới tiếp cận và tước dao, khống chế đối tượng…

Tinh thần Làm việc không khoan nhượng với tội phạm

Trung tá Huyền Diệu cho biết, tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, đồng thời Hà Nội còn là địa bàn trung chuyển lượng ma túy lớn đi các tỉnh và ra nước ngoài. Ma túy đá đang dần dần thay thế heroin và thuốc phiện. Đặc biệt hiện nay, ma túy ngày càng đa dạng về chủng loại, dễ cất giấu, sử dụng. Tội phạm ma tuý hoạt động với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, lợi dụng khoa học công nghệ để hoạt động gây rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, điều tra, bắt giữ. Nguy cơ xâm nhập môi trường học đường với nhiều chiêu thức tinh vi, núp bóng, nguỵ trang bằng nhiều hình thức như “tem giấy”, “nước vui”, “trà sữa”, “khô gà” dẫn đến những hậu quả khó lường.

Trung tá Huyền Diệu lo ngại: Sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường là nguy cơ lớn nhất khiến học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận với ma túy. Do đó việc ngăn chặn ma túy trong học đường là nhiệm vụ không chỉ lực lượng công an và nhà trường, mà cần sự chung tay của cả gia đình và xã hội.

“Bông hồng thép” góp sức vì bình yên cho Thủ đô - 2

Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu.

Với Trung tá Huyền Diệu, khi nhận nhiệm vụ là nữ trinh sát ma túy, chị hiểu và hình dung được công việc sẽ phải đối mặt. Đó là sự hy sinh cuộc sống cá nhân, sự vất vả và hiểm nguy, thậm chí là phải đánh đổi cả tính mạng. Khi đã vào việc, phụ nữ cũng phải dầm mưa dãi nắng, cũng phải lặn lội đêm hôm, vất vả không kém các anh em nam giới. Tuy nhiên với tình yêu nghề và truyền thống gia đình, chị đã làm công việc này bằng sự đam mê và cống hiến. Chị Huyền Diệu cho biết, được làm việc tại Đội 3, được áp dụng nghiệp vụ mà mình đã học vào thực tế, chị cảm thấy hứng thú và say mê với công việc. Dù khó khăn, nhưng niềm vui ấy đã thôi thúc chị dấn thân, lập nhiều thành tích.

Đặc biệt thời gian vất vả nhất là giai đoạn chị nuôi con nhỏ, không có sự giúp đỡ của ông bà, chỉ có hai vợ chồng chăm con. Những lần con ốm đau, chị đi làm mà lòng như lửa đốt. Một đứa ốm đã khổ, 2 đứa ốm cùng lúc càng khổ hơn. Những lần ấy chồng chị thường phải là người xin nghỉ để chị đi đánh án. “Có những vụ án đi làm mấy đêm không về. Có lần đang bắt đối tượng nữ thì nghe tin con ở nhà bị ngã gãy tay phải vào viện, mình thì không bỏ đấy mà về được. Những lúc đấy quả thực rất xót con”, chị cho biết. Với Trung tá Huyền Diệu, các con lớn lên trong hoàn cảnh như vậy nên đã quá quen với việc ở nhà một mình hoặc phải tự lập nấu cơm, tự chăm sóc bản thân. Giờ đây, khi các con đã lớn hơn, đã bớt vất vả hơn nhưng vẫn không thể thiếu bàn tay mẹ. Những hôm về muộn không thể đón con, chị may mắn có sự giúp đỡ của các bác hàng xóm. Sự sẻ chia của những người láng giềng đã giúp cho vợ chồng chị yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến.

Bên cạnh công tác chuyên môn, Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu còn tích cực tham gia các phong trào của Hội Phụ nữ Công an TP và Hội Phụ nữ Phòng CSĐT tội phạm  về ma túy. Với những kết quả đã đạt được, chị vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, của Bộ Công an. Năm 2022, chị đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3; được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2022.

Chia sẻ

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...