Bà Nhàn “biết tuốt”

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG
Chia sẻ

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Mọi người ở Tổ dân phố số 11 phường Trung Liệt vẫn gọi bà Bùi Thị Nhàn là “bà Nhàn biết tuốt”, bởi bà không chỉ nắm được hết các nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn, mà còn biết được hoàn cảnh từng gia đình trên địa bàn. Bà nhiệt tình, tận tâm, cống hiến không mệt mỏi về công tác dân số cũng như các hoạt động an sinh xã hội khác.

Bà kể, tham gia công tác tại tổ dân phố từ năm 2002, từ đó đến nay, bà gắn bó, gần gũi cùng bà con trong khối phố. Hễ nhà ai có công việc lớn nhỏ, hay mâu thuẫn tranh chấp gì thì đều gọi tới bà Nhàn đến để cùng giải quyết.

Bà Nhàn vừa là cộng tác viên dân số, vừa là tổ trưởng Tổ dân phố số 11, nên trong các cuộc họp của tổ dân phố, bà thường lồng ghép các kiến thức về dân số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, chăm sóc sức khoẻ vị thành niên, tầm soát trước sinh - sơ sinh… vào các buổi họp.

Bà Nhàn “biết tuốt” - 1

Bà Bùi Thị Nhàn đang rà soát số lượng trẻ em trên địa bàn.

Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, được sự ủng hộ của mọi người, bà Nhàn đã “hoá giải” nhiều ca “oái ăm”. Như trường hợp gia đình ông S có bốn người con, 2 trai 2 gái. Nhưng vợ chồng người con trai thứ hai sinh được hai con trai, vợ chồng cậu con trai cả lại chỉ sinh được hai con gái. Trong lòng ông S cũng có chút suy nghĩ về việc này. Ban đầu, ông còn lo sau này khi hai vợ chồng ông già yếu thì không có người chăm nom, hương khói. Ông S đã chủ động khuyên con trai cả nên bỏ vợ để lấy vợ hai. Nghe bố nói, anh H, con cả ông S tìm đến tâm sự với bà Nhàn. Bà Nhàn cùng cán bộ Tổ dân phố đã gặp riêng từng thành viên trong gia đình, kể cả hai con gái của ông S để lắng nghe ý kiến, lý do tại sao muốn con trai bỏ vợ để lấy vợ hai, sau đó tiến hành gặp mặt toàn bộ cả gia đình để cùng nhau chia sẻ “3 mặt 1 lời”. “Gặp phải vụ việc như thế này, mình phải nhẫn nại phân tích cho họ hiểu được ra vấn đề. Xã hội tiên tiến ngày nay có con trai hay con gái đều đáng quý cả. Chúng tôi còn nói vui là có con gái sau này càng có giá, vì tỷ lệ sinh con trai bây giờ đang cao hơn con gái”, bà Nhàn nói.

Sau khi nghe khuyên nhủ nhiều lần, cuối cùng ông S cũng nghe ra và vợ chồng anh H lại sống hạnh phúc bên nhau.

Bà Nhàn chia sẻ, đặc thù của Tổ dân phố 11 là đông người dân lao động nhập cư sống ở các khu tập thể, chung cư cũ, nên cuộc sống còn khó khăn. Do đó, nếu các gia đình sinh đông con, thì càng khó khăn hơn. Bà Nhàn đặt công tác dân số lên hàng đầu, vận động người dân chỉ sinh hai con để nuôi dạy con tốt. Bên cạnh đó, cập nhật kiến thức cho phụ nữ nuôi dạy con tốt, thực hiện tốt các biện pháp tránh thai, khám sức khoẻ, vận động thanh niên khám sức khoẻ trước khi kết hôn…

Bà Nhàn còn chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng truyền thông dân số, tự tìm kiếm các kiến thức về dân số trên sách báo, các phương tiện truyền thông, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn để có kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động các đối tượng vững vàng. Vào chiến dịch truyền thông dân số, bà xây dựng kế hoạch, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề theo nhóm về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, khám sức khoẻ tiền hôn nhân, tầm soát trước sinh và sơ sinh…

Với những nỗ lực của mình, 5 năm qua, trên địa bàn nơi bà công tác không có người sinh con thứ ba. Trẻ được đi học đầy đủ, không có trường hợp bỏ học, không có hộ nghèo. Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cao. Đời sống người dân được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững. Hàng quý, người cao tuổi được khám bệnh và phát thuốc miễn phí, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Các cặp đôi chuẩn bị kết hôn được tuyên truyền về khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được đi uống Vitamin A đều đặn, cân đo dinh dưỡng…

Không chỉ làm tốt công tác dân số, nhiều năm liền, bà Nhàn còn là hoà giải viên giỏi, gỡ rối thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong khu phố, gia đình các hộ dân. Bà còn tham gia đội tình nguyện xã hội phường Trung Liệt, tham gia giải quyết các vụ ma tuý, xoá các điểm nóng về ma tuý trên địa bàn. Với những việc làm đã đạt được, bà Nhàn được UBND quận Đống Đa và phường Trung Liệt khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác nhiều năm liền.

Chia sẻ

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp...

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, tích cực bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố và địa phương, vận dụng và cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2024.