Chăm sóc da mùa hanh khô

T.MẪN
Chia sẻ

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Làm sạch mặt nhẹ nhàng

Khi chuyển mùa, bạn không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da mặt có tác dụng tẩy dầu quá mạnh làm trôi lớp dầu bảo vệ da. Khi rửa mặt cần massage nhẹ nhàng, sử dụng nước lạnh thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút (nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ không tốt cho làn da của bạn). Khi lựa chọn tẩy trang, sữa rửa mặt hãy chọn những sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm cao để hạn chế tình trạng sử dụng xong da mặt bị khô rít.

Sử dụng dưỡng ẩm

Không khí hanh khô vào mùa thu và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm làm lỗ chân lông của da bị thu nhỏ, giảm sự tiết ra của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi trên bề mặt da, dẫn đến tình trạng da khô. Để hạn chế tình trạng này, cần chú ý chăm sóc và dưỡng ẩm da. Khi chọn mua, sử dụng sữa dưỡng, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác, bạn nên chú ý đến chỉ số về hàm lượng nước trong sản phẩm. Chúng ta cũng cần bổ sung thêm dưỡng ẩm cho môi và vùng da quanh mắt.

Chăm sóc da mùa hanh khô - 1

Ảnh minh họa

Lưu ý cho làn da nhạy cảm

Những người sở hữu làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng da, ngứa ngáy khó chịu trong vài ngày, thậm chí vài tuần khi thời tiết chuyển mùa. Để làn da khoẻ, căng bóng, bạn có thể sử dụng tinh dầu, kem dưỡng bổ sung elastin, collagen để chăm sóc, hồi phục làn da sau một mùa hè bị ảnh hưởng bởi nắng nóng khiến da đen sạm và lão hóa.

Không sử dụng chất tẩy tế bào chết và retinoid quá thường xuyên

Khi thời tiết sang thu, độ ẩm không khí giảm, bạn nên tránh tẩy tế bào chết và sử dụng mỹ phẩm chứa retinoid quá thường xuyên bởi có thể dẫn đến khô da. Khi làn da bạn thiếu độ ẩm sẽ trở nên nhăn nheo và khô sạm hơn. Lúc này, tần suất tẩy da chết của bạn nên giảm để bảo vệ làn da. Sau khi tẩy tế bào chết, bạn cũng có thể sử dụng lô hội lạnh và những loại kem dưỡng có độ đặc hơn để phục hồi làn da của mình.

Tiếp tục sử dụng kem chống nắng

Vào mùa thu, thời tiết trở nên mát mẻ hơn nên nhiều người cảm thấy không cần thiết phải sử dụng kem chống nắng. Trên thực tế, tia cực tím vào đầu mùa thu khá mạnh khiến da dễ bị tổn thương. Do đó, mùa hè da dễ bị đỏ và nóng do nắng, còn vào mùa thu bạn có nhiều khả năng bị rám nắng và lão hóa nhanh hơn dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng cho làn da của mình.

Chăm sóc da mùa hanh khô - 2

Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng

Cách chăm sóc da mùa thu hiệu quả không chỉ là dưỡng da từ bên ngoài mà còn cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong. Bạn hãy bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa (các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, ổi, nho đen, cà chua, dứa, các loại rau họ cải như cải xoăn, bông cải xanh…) để giúp da săn chắc và sáng mịn hơn.

Đồng thời, bạn cũng cần uống đủ nước để làn da khoẻ, tươi tắn hơn. Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày của mỗi người phải cân bằng với lượng nước mất đi và phù hợp với mức độ hoạt động, môi trường và chế độ ăn uống. Bạn nên uống một cốc nước lọc ấm vào mỗi buổi sáng, không nên sử dụng nước ngọt hoặc nước trái cây thay nước lọc.

Chia sẻ

T.MẪN

Tin cùng chuyên mục

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.