Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu một số quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể, xin giải đáp cho tôi về mức xử phạt đối với việc đi xe trên vỉa hè, sử dụng điện thoại và nguyên tắc tham gia giao thông của người đi bộ?  Bạn đọc ở huyện Chương Mỹ

Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ - 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo điểm a, khoản 7, Điều 7 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản này (xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan.”

Với hành vi điều khiển xe trên vỉa hè với mức xử phạt trước là từ 400.000-600.000đ, khi Nghị định 168/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thì mức phạt đã tăng lên gấp 10 lần.

Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/NĐ-CP về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

d) Quay đầu xe trong hầm đường bộ;

đ) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.”

Thời gian trước đây, một số người vừa điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vừa nghe điện thoại còn diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là với những người làm nghề lái xe công nghệ. Điều đó vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân họ, vừa gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Giờ đây, các chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm. Nếu như mọi người tham gia giao thông với phương châm “không vi phạm pháp luật sẽ không lo bị phạt” thì mức phạt cao thì cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tuân thủ pháp luật và văn hóa giao thông.

Có một số người cho rằng khi đi bộ, không sử dụng phương tiện xe cơ giới là có thể sang đường bất cứ chỗ nào. Song theo nội dung của Nghị định 168/NĐ-CP, người đi bộ khi tham gia giao thông cũng có những chế tài nghiêm khắc cho mỗi hành vi vi phạm:

“Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy”.

Chia sẻ

Luật sư Trần Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.