Quán nộm đông khách nhất Hà Nội, 70 năm giữ một công thức bí truyền, ngon thế nào mà “một ngày bán vài chục triệu”?

Thảo Anh
Chia sẻ

Nộm không phải là món ăn hiếm ở Hà Nội, nhưng có tiếng nhất, lâu đời nhất ở đất Thủ đô, có thể gọi tên phố Hồ Hoàn Kiếm và phố Hàm Long. 

Nổi bật là phố Hồ Hoàn Kiếm, thực khách vẫn quen gọi nhau là “phố nộm”, vì dài chưa đây 50m mà có tới cả chục quán nộm khác nhau. Nếu đã tới con phố này, đừng quên ghé qua quán nộm Long Vi Dung - quán nổi tiếng nhất trên phố cổ, có tuổi đời ngót 70 năm. 

Quán nộm đông khách nhất Hà Nội, 70 năm giữ một công thức bí truyền, ngon thế nào mà “một ngày bán vài chục triệu”? - 1

Muốn ăn nộm nhất định phải tới nộm Long Vi Dung

Đối với những tín đồ sành ăn đem nộm ở đây ra so sánh thì cũng không có gì quá đặc biệt, nếu không muốn nói là “khiêm tốn” hơn so với các hàng cho đủ loại cuống họng, tim rim, lòng non, lòng già, gan… bò vào đĩa nộm. Nộm Long Vi Dung chỉ có 4 loại nhân thịt bò: Xá xíu, gân, lá lách, thịt mỏng với đu đủ, cà rốt và nước trộn chua ngọt, ít lạc và rau thơm, tương ớt tạo hương vị.

Thế nhưng, cái ngon của món nằm ở chỗ, nguyên liệu nào cũng được chế biến cẩn thận và ngon, khiến khi trộn, khách ứa nước miếng thòm thèm, khi ăn thì chứa chan hương vị. 

Miếng thịt xá xíu được rim, rán khéo đến mức, lớp gân bên dưới dẻo quánh, miếng lá lách ngoài bùi, trong ngậy, gân thì dẻo, trong mà vẫn giòn, thịt mỏng màu hổ phách được thái miếng dài thì ngọt, dẻo mà ngầy ngậy… Tất cả hòa quyện trong nước chấm sánh mịn, chua ngọt tạo nên đĩa nộm ngon khó cưỡng. 

Quán nộm đông khách nhất Hà Nội, 70 năm giữ một công thức bí truyền, ngon thế nào mà “một ngày bán vài chục triệu”? - 2

Tất cả tạo nên sự hoàn hảo trong món nộm trứ danh

Quán nộm Long Vi Dung có từ khoảng năm 1945, khi ông nội của bà Long Vi Dung chuyển đến Hà Nội sinh sống và đẩy xe bán nộm quanh khu vực Bờ Hồ. Khi cụ mất, nghề được truyền cho hai người con trai, là bác và bố của bà Dung. Sau này, bà Long Vi Dung cứ thế nối nghiệp gia đình, rồi trao truyền nghề nghiệp cho chồng và các con, bán nộm tại phố Mã Mây và ở Bờ Hồ, chỗ phố Hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Chủ quán hiện tại là các con của bà Dung. 

Con dâu trưởng của bà Dung với kinh nghiệm bán buôn nhiều năm đã mở rộng quy mô kinh doanh, khiến phố Hồ Hoàn Kiếm gần như trở thành “địa hạt ẩm thực” của nộm Long Vi Dung. Còn dâu thứ đã kế thừa cửa hàng ở Mã Mây (giờ đã chuyển sang một ki-ốt nho nhỏ trên phố Hàng Giầy). Cả hai anh em đều được giữ thương hiệu nộm của mẹ, với toàn bộ công thức gia truyền tỉ mỉ từ nước chấm cho đến các loại thịt.

Ngoài cách chế biến nguyên liệu, bí quyết cho sự thanh nhẹ, ngọt dịu và thơm lựng của nước chấm là do suốt mấy chục năm, nhà nộm Long Vi Dung chỉ pha bằng muối, giấm trắng và xì dầu chát (đặt lò làm xì dầu nấu riêng) chứ hoàn toàn không dùng nước mắm. Nước chấm nộm sánh và có màu hổ phách mới là chuẩn vị nhất.

Quán nộm đông khách nhất Hà Nội, 70 năm giữ một công thức bí truyền, ngon thế nào mà “một ngày bán vài chục triệu”? - 3

Quán rất đa dạng trong món ăn

Chính vì sự cầu kỳ đặc biệt được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ đã khiến nộm Long Vi Dung gắn bó với nhiều thế hệ người Hà Nội cũng như khách du lịch. Có những thời điểm như được “lộc trời”, cả nhà từ chủ đến người hỗ trợ liên tục cắt, thái, bốc nộm rời cả tay, từ 8h sáng đến 12h đêm không kịp nghỉ. Thời điểm đông khách, mỗi ngày quán tiêu thụ vài tạ thịt là chuyện bình thường.  

Theo chia sẻ của chủ quán, vào ngày Tết, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy hay những dịp khách đặt cỗ, doanh thu từ cửa hàng trên phố Hàng Giầy cũng khoảng vài chục triệu/ngày. Riêng nước chấm, tương ớt, có năm mình bán được vài trăm lít cho khách quen và gửi đi các tỉnh. Cơ sở của trên Bờ Hồ thì đông khách hơn nhiều, cứ gấp lên khoảng chục lần.

Quán nộm đông khách nhất Hà Nội, 70 năm giữ một công thức bí truyền, ngon thế nào mà “một ngày bán vài chục triệu”? - 4

Quán luôn đông khách vào buổi tối cuối tuần

Với độ nổi tiếng và công thức bí truyền suốt 70 năm để tạo nên sự đặc biệt so với món nộm ở nơi khác, nôm Long Vi Dung cũng có giá nhỉnh hơn, thường giá bằng nhau, dao động từ 40.000 - hơn 100.000/suất, còn tùy nhu cầu của từng thực khách. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.