Quán bún bò rẻ nhất và “nhanh nhất” Sài Gòn, chỉ 10.000 đồng/tô, bán chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã hết sạch

Thảo Anh
Chia sẻ

Nhiều năm nay, quán bún bò cô Dung vẫn bán với mức giá không đổi để hút khách, có khi quán chưa mở cửa, khách đã đến chờ. 

TP.HCM không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp hay các khu vui chơi sầm uất và nền ẩm thực cũng rất đa dạng với nhiều món ăn mang đặc trưng hương vị Nam bộ. Bún bò là một món ngon trong menu ẩm thực Sài Gòn mà bạn cần thưởng thức khi đặt chân tới “miền đất hứa” này. Và nếu không ngại quán nhỏ, đường hẹp, hãy tới quán bún bò cô Dung nằm trên đường Thành Thái (P.14, Q.10, TP.HCM). 

Quán bún bò rẻ nhất và “nhanh nhất” Sài Gòn, chỉ 10.000 đồng/tô, bán chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã hết sạch - 1

Cô Dung bán bún bò hơn 30 năm nay

Quán bún bò của cô Dung được biết đến là quán bún bò rẻ nhất Sài Gòn, từ xưa tới nay với mức giá không đổi, chỉ từ 10.000 - 25.000 đồng/tô. Chính vì thế, đây cũng là địa chỉ luôn thu hút đông đảo khách, thậm chí quán chỉ mở bán trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã hết hàng vì khách quá đông.  

Quán bún bò cô Dung nằm ở một con hẻm nhỏ quanh co trên đường Thành Thái. Quán không tên, cũng không bảng hiệu, thực đơn, chỉ xếp một bàn lớn và bàn nhỏ kê sát nhau ở góc hẻm. Không gian quán rộng khoảng 15 m2, phía trước đặt hai nồi nước lèo, trong đó nồi nhỏ hơn bán bún riêu. 

Chủ quán là cô Vũ Thị Kim Dung đã bán bún bò từ hơn 30 năm trước với mức giá khoảng 2.000 - 3.000 đồng/tô. Giá 10.000 đồng hiện tại đã được giữ nguyên từ nhiều năm trước mà không tăng. Khi được hỏi về việc “bán rẻ có lời không?” cô chỉ cười và nói rằng “có ít lời thôi nhưng vẫn có”.

Quán bún bò rẻ nhất và “nhanh nhất” Sài Gòn, chỉ 10.000 đồng/tô, bán chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã hết sạch - 2

Tô bún bò có giá 10.000 đồng

Mặc dù chỉ mở cửa từ khoảng 8h30 sáng, nhưng đến khoảng 8h đã có khách đến chờ mua. Ngoài bún bò, cô Dung còn bán thêm bún riêu, với giá cả rất phải chăng và tô bún rất ngon với nước dùng đậm đà thơm ngon. 

Mỗi phần ăn 10.000 đồng đều đủ lượng bún và nước lèo. Tô bún có thịt bò, huyết heo và hai cục bò viên nhỏ nhưng không có thêm chả cây và giò heo như phần đầy đủ. Khách cũng có thể ăn tô 15.000 đồng, sẽ có thêm chả cây. Bún riêu có riêu cua, xương, chả, đậu, huyết giá 10.000 đồng, quán sẽ bớt đi xương heo, miếng chả. Mức giá này được quán giữ nguyên từ năm 2015 đến nay. 

Theo đó, mỗi ngày, cô Dung thức dậy từ 3 giờ đi chợ sớm. Cô nói thức giờ đó để mua được nguyên liệu mới, tươi ngon và kịp chuẩn bị để sáng bán cho khách. Vì chỉ có một mình, nên cô nấu vừa vặn để bán trong 1 tiếng, không nấu hơn. 

Quán bún bò rẻ nhất và “nhanh nhất” Sài Gòn, chỉ 10.000 đồng/tô, bán chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã hết sạch - 3

Bún bò có giá 25.000 đồng sẽ đầy đặn hơn

Thêm một điểm cộng là chủ quán lúc nào cũng rất thân thiện và dễ mến. Nếu bạn muốn tô lớn hơn, nhiều topping hơn, bạn có thể yêu cầu cô thêm vào, giá cũng rất phải chăng. Bán rẻ, cộng với việc bà chủ có duyên buôn bán, “tiếng lành đồn xa", quán cô Dung nhận được sự ủng hộ lớn của khách tới ngày hôm nay. 

Tô bún bò ngon và giá rẻ kết hợp với người bán thân thiện và trung thực là lý do khiến quán bún bò của cô Dung, dù không có bảng hiệu, vẫn được nhiều người yêu mến, có những khách hàng thân thiết từ rất lâu. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm để thưởng thức tô bún bò rẻ nhất Sài Gòn nhé.

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.