Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Bài và ảnh: Chi Mai
Chia sẻ

Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.

Yêu nước từ những điều bình dị

Cách đây hơn mười năm, khi đó, chàng trai trẻ Phùng Bá Hưng (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức) từ làng quê lên Hà Nội học đại học. Thấy các em nhỏ ở quê thiệt thòi, ít có điều kiện được đọc sách, Hưng nghĩ đến việc lập một phòng đọc nhỏ trên quê hương mình. Vậy là, trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Những ngày đầu mở thư viện không hề dễ dàng, Hưng cùng các tình nguyện viên đồng hành phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tất cả vì mục tiêu làm sao để “lôi kéo” được các bạn nhỏ hứng thú và say mê đọc sách, thấy vui và muốn đến thư viện của mình. Vậy nên từ các đầu sách cũng được anh lựa chọn kỹ càng sao cho phù hợp với lứa tuổi, hấp dẫn thị hiếu của các bạn nhỏ nhưng vẫn bổ ích. Ngoài ra, Hưng nghĩ, muốn thu hút thật nhanh thì cách làm việc phải chuyên nghiệp, sáng tạo. Vậy là anh phát hành thẻ thư viện cho độc giả, tổ chức những cuộc thi nho nhỏ về sáng chế, chế tạo đồ thủ công… Hơn 10 năm trôi qua, đến nay, thư viện Dương Liễu có trên 10.000 đầu sách, có 3.600 bạn đọc đăng ký mượn sách thường xuyên, với 100 tình nguyện viên hỗ trợ. “Cơ ngơi” của thư viện hiện nay cũng mở rộng lên 50m2. Giờ mở cửa của thư viện (tối thứ ba, thứ năm và cả ngày cuối tuần trở thành nơi tập trung của các em học sinh không chỉ ở xã Dương Liễu mà các em học sinh xã lân cận cũng tìm đến. Hỏi Phùng Bá Hưng, rằng “làm thư viện thế thì lấy gì để sống?”, anh trả lời hơn 10 năm qua đã chọn cách nhận một số công việc tự do để có thể lo cho cuộc sống cá nhân, yên tâm đeo đuổi cho dự án thư viện. Không dừng lại ở đam mê, anh sẽ tới Mỹ để học chuyên sâu về thư viện, để biến một thư viện thành một trung tâm văn hóa trí thức đúng nghĩa cho cộng đồng.

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình - 1

Thư viện Dương Liễu thu hút rất nhiều em nhỏ

Trong thời bình, tình yêu quê hương đất nước đến từ những điều giản dị nhưng tuyệt vời như thế. Nằm trên con phố nhỏ Thể Giao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Flow-ee là một quán cà phê rất đặc biệt khi các nhân viên phục vụ tại quán đều là người điếc. Mỗi nhân viên làm việc tại quán cà phê này đều được gọi là Flower – nghĩa là “một bông hoa”. Khách đến quán sẽ gọi món bằng cách ra ký hiệu tay, nhân viên phục vụ sau khi mang đồ cho khách khẽ cúi lưng, đưa tay chụm lên miệng rồi mở bung ra phía trước thay lời “cảm ơn”. Tất cả các bạn nhân viên đều có hoàn cảnh khó khăn, đã từng làm rất nhiều công việc khác nhau từ nhân viên phục vụ, cắt tóc, gội đầu. Được làm việc tại flow-ee đó như là một cơ hội mới giúp cho cuộc sống của các bạn trở nên ý nghĩa hơn.

Flow-ee được thành lập từ tháng 8/2023 với 8 thành viên sáng lập. Họ đều từng có cơ hội làm việc, tiếp xúc với những người khuyết tật. Không chỉ hiểu những khó khăn mà người khuyết tật phải trải qua, những người sáng lập còn có một niềm tin, người khuyết tật vẫn có khả năng làm việc như những người bình thường, chỉ cần họ được trao cơ hội.

Ý tưởng mở quán cà phê với nhân viên là người điếc đến từ chị Vũ Thị Quyên -  một trong những người sáng lập. “Bản thân mình cũng là người khuyết tật, vậy nên mình luôn mong muốn có thể tạo ra cơ hội và môi trường cho những bạn khác để có thể thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và tự tin bên trong các bạn, nhất là với những bạn người điếc“ - chị Quyên chia sẻ.

Những “bông hoa” đặc biệt ấy đã để lại ấn tượng tốt với rất nhiều khách hàng đến quán, từ đồ uống cho đến thái độ phục vụ. Chị Quyên cho hay, chị mong muốn sẽ giúp cho những người khuyết tật trong cộng đồng đều có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn...

Vươn ra biển lớn để hướng về quê hương

Cô gái Nguyễn Hà Trang (còn gọi là Meichan, 23 tuổi, ngụ TP Hà Nội) nổi tiếng trong giới trẻ khi là người sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Trang là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội), từng nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH Yonsei (Hàn Quốc).

Sang xứ sở kim chi du học, cô đã có những cơ hội thử sức ở các vị trí như: người sáng tạo nội dung toàn cầu tại Công ty CJ 4DPlex, MC song ngữ chương trình Kbiz mùa 2 của Đài Arirang TV, tham gia đóng quảng cáo du lịch Hàn Quốc… Cách đây không lâu, Trang vinh dự trở thành diễn giả Việt Nam duy nhất có mặt tại diễn đàn Công nghiệp văn hóa thế giới với sự tham dự của cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon và nhiều khách mời nổi tiếng. “Ở những lần đó, mình luôn nỗ lực giới thiệu Việt Nam xinh đẹp, phát triển với bạn bè Hàn Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Mình tự hào là người con đất Việt”, Trang tâm sự. Trong nhiều sản phẩm sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, bên cạnh việc chia sẻ về cuộc sống cá nhân, những bài học, trải nghiệm mà bản thân tiếp nhận được trong quá trình trưởng thành, hay kinh nghiệm, kiến thức học tập, làm đẹp cho giới trẻ… thì Trang cũng khéo léo lồng ghép nhiều hình ảnh về quê hương.

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình - 2

Chị Vũ Thị Tần là 1 trong100 nghiên cứu viên xuất sắc được vào làm cho tập đoàn thép hàng đầu thế giới.

Sau nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài, chị Vũ Thị Tần quyết định về nước, giảng dạy tại Viện Kỹ thuật Hóa Học, bộ môn Công nghệ các chất Vô cơ, thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội. Cảm xúc ngày đầu tiên làm việc của chị Tần là suy nghĩ: Mình muốn được thử sức và cống hiến trong  môi trường của trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam. Không thể không nhắc đến trước khi về nước, chị Tần từng giành được học bổng, sang Nga du học tại trường Đại học Quốc gia Tula, tốt nghiệp với tấm bằng Đỏ. Sau đó, chị nỗ lực giành học bổng Tiến sĩ do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ. Ngay sau khi Tốt nghiệp Luận án Tiến sĩ loại Xuất sắc, chị vượt qua hàng nghìn ứng viên vào làm việc theo chương trình kỹ sư tài năng cho Arcelormittal – Tập đoàn Thép hàng đầu thế giới.

Khi bắt đầu về nước giảng dạy, chị Tần muốn mua tặng mẹ một chiếc máy rửa bát. Qua tìm hiểu, chị Tần thấy máy rửa bát đã bán tại các siêu thị điện máy lớn, nhưng trên thị trường viên rửa bát lại rất ít. Tất cả các sản phẩm dành cho máy rửa bát đều phải nhập khẩu và giá thành rất cao. “Lúc đó mình đã ấp ủ ý tưởng tạo ra một viên rửa bát thương hiệu Việt, với hiệu quả rửa tốt nhất và giá thành phù hợp nhất với gia đình Việt”, chị Tần cho hay. Quá trình nghiên cứu từ năm 2021, chị gặp không ít khó khăn, hàng trăm lần thử nghiệm thất bại, cuối cùng cũng đi đến giai đoạn hoàn thiện. Viên rửa bát Made in Việt Nam đầu tiên của chị đã được kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng. Chất lượng viên rửa bát do chị Tần nghiên cứu và sáng chế tương đương với chất lượng các viên rửa bát nhập khẩu từ một số nước châu Âu như Pháp, Đức. “Mình chỉ mong muốn chứng minh: sản phẩm tẩy rửa Việt Nam không thua kém gì hàng nhập ngoại về chất lượng”, chị Tần cho biết.

Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay không ngừng tự nhận thức, học hỏi, tiếp thu cái mới tích cực và ngày ngày bồi đắp cho mình tình yêu đất nước, niềm tự hào sâu sắc khi nhắc đến hai chữ Việt Nam. Như lời tâm sự của Hà Trang: “Tình yêu Tổ quốc luôn chảy mãi trong trái tim của người Việt. Từ tình yêu ấy, những thế hệ sẽ tiếp nối nhau cống hiến, góp phần dựng xây đất nước”.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Chi Mai

Tin cùng chuyên mục

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025. Trong số các cá nhân được khen thưởng có chị Trần Thị Dung - công nhân Phân xưởng Nang mềm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.

Hạnh phúc giản dị

Hạnh phúc giản dị

Chị về đến nhà, đầu đau như búa bổ, hai tay rã rời. Nghĩ đến hai con cần phải ăn tối xong trước giờ học bài, chị tự nhủ: “Mình nằm chút thôi rồi dậy ngay”. Vậy mà khi chị tỉnh dậy, trời đã tối mịt.

Covid-19 và biến chủng mới

Covid-19 và biến chủng mới

Trước tình hình số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại và sự xuất hiện của các biến chủng mới, TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ tại một buổi tư vấn y tế trực tuyến về việc nhận biết triệu chứng, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và kế hoạch ứng phó khi dịch quay trở lại.

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Những năm qua, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn Hà Nội tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, điển hình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN Hà Nội triển khai là hiện thân của sự quan tâm, chăm sóc và đồng hành thiết thực của tổ chức Hội phụ nữ và cộng đồng đối với từng gia đình trong hành trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

Khi con bước vào tuổi teen, nhiều cha mẹ thấy con trở nên khó bảo, không chịu hợp tác. Để có thể đồng hành cùng con, cha mẹ cần có phương pháp phù hợp. Dưới đây là 4 mẹo hay cha mẹ có thể tham khảo từ thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thu Hương, Giám đốc Học viện The Zen Parenting Academy.

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thời gian qua, việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều công trình phần việc ý nghĩa, thiết thực của cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, mang lại hiệu quả tích cực.