Những người cần được thấu cảm

QUỲNH AN
Chia sẻ

Họ là người sinh ra với những đặc điểm giới tính (bao gồm cơ quan sinh dục ngoài, cơ quan sinh sản bên trong, nhiễm sắc thể giới tính) không điển hình của cơ thể nam hoặc cơ thể nữ. Tại Việt Nam, các thông tin và kiến thức về người liên giới tính vẫn còn khá hạn chế. Dù họ không hiếm, nhưng trước nhiều định kiến, họ vẫn ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế và tiết lộ tình trạng cá nhân…

Thiểu số của thiểu số

Liên giới tính là một khái niệm dùng để mô tả nhiều biến thể tự nhiên của cơ thể. Trong một số trường hợp, các đặc điểm liên giới tính có thể được nhìn thấy ngay khi sinh ra, một số khác không có biểu hiện rõ ràng cho đến tuổi dậy thì.

An, một người liên giới tính chia sẻ tại sự kiện chia sẻ kết quả “Nghiên cứu khám phá về trải nghiệm y tế và xã hội của người liên giới tính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) mới đây: Cô lớn lên như bao người bình thường khác. Đến tuổi dậy thì, cô bắt đầu thấy có những dấu hiệu khác lạ. Khi đi khám, các bác sĩ không có nhiều thông tin về liên giới tính. Hoang mang về bản dạng cơ thể mình, An đã tự tìm kiếm thông tin câu trả lời trên internet và sách báo, nhưng cũng không thấy thông tin về những người như mình trong nghiên cứu hay báo chí.

Quá trình khám phá bản thân, An tìm thấy và kết nối với một nhóm cộng đồng ở nước ngoài thông qua facebook. Lắng nghe câu chuyện của họ, An nhận thấy những miêu tả và đặc điểm sinh học rất giống với mình. Thời điểm đó, cô cũng đang trong quá trình thăm khám y tế và được bác sĩ đưa ra lời khuyên về việc thực hiện một cuộc phẫu thuật không cần thiết. An nói, nhiều người liên giới tính lớn tuổi trong cộng đồng mà cô tham gia vẫn sống tốt mà không phải trải qua cuộc phẫu thuật nào…

Câu chuyện của An là một ví dụ về sự cần thiết và quan trọng của việc hỗ trợ tinh thần và tìm kiếm sự thấu cảm của người liên giới tính. Theo các chuyên gia, có từ 0.05% đến 1,7% dân số sinh ra với đặc điểm liên giới tính - con số ước tính cao tương đương với số người sinh ra với tóc đỏ. Từ lâu, các thuật ngữ như “lưỡng tính” hoặc “liên giới tính” đã được sử dụng để nhận dạng và miêu tả những cá nhân có đặc điểm giới tính không hoàn toàn khớp với các khái niệm nhị phân điển hình về cơ thể nam hoặc nữ truyền thống.

Những người cần được thấu cảm - 1

An, thứ hai từ trái sang - một người liên giới tính chia sẻ trải nghiệm trong hành trình thấu hiểu bản thân.

Ở Việt Nam, các chuẩn mực văn hóa, truyền thống và xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ. Các trường hợp liên giới tính được gọi bằng cụm từ “lưỡng giới giả nam/nữ” hoặc “không ra nam, không ra nữ”. Tuy những cụm từ này thường mang nhiều định kiến với người có đặc điểm giới tính không phổ biến, đây vẫn là tên gọi và cách nhận dạng người liên giới tính phổ biến nhất tại Việt Nam.

Ở góc độ y tế, liên giới tính ít được báo cáo hay ghi nhận ở Việt Nam. Lỗ hổng này một phần là do người liên giới tính ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế và tiết lộ tình trạng của họ. Phần khác là do những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố nhỏ, nơi mức độ hiểu biết của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuyên sâu về các trường hợp rối loạn phát triển giới tính vẫn còn hạn chế.

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Hải Sơn, Bệnh viện Việt Đức, chuyên gia trong tổ tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để xây dựng Luật Chuyển đổi Giới tính từ 2017 tới nay cho biết, tình trạng thiếu thông tin này kéo dài từ khi còn đào tạo ở trường đại học, tới đào tạo chuyên khoa sau này. Chủ yếu do số lượng người liên giới tính tìm đến các cơ sở y tế, đặc biệt các bệnh viện lớn là không nhiều.

Cần thay đổi cách nhìn nhận đối với người liên giới tính

Nhiều người liên giới tính đã và đang thường xuyên phải đối mặt với cảm giác cô lập, không được thấu hiểu và chấp nhận. Ths Trần Ngọc Linh, nghiên cứu viên dự án Nghiên cứu khám phá về trải nghiệm y tế và xã hội của người liên giới tính tại Việt Nam” cho biết, tất cả những người liên giới tính tham gia nghiên cứu đều đề cập đến những cảm xúc bối rối, hoang mang, lo lắng và căng thẳng khi phát hiện ra việc mình có các đặc điểm hoặc hội chứng phát triển giới tính không phổ biến. Ngoài ra, trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, họ cũng ngần ngại và cô đơn khi không thể tiết lộ với ai về bản thân mình. Thậm chí, có người còn cảm thấy không thể tiến tới mối quan hệ yêu đương do lo sợ về việc không thể sinh con…

Hiện nay, về mặt y khoa, cách tiếp cận phổ biến với các ca trẻ em có đặc điểm giới tính ngoài phổ nhị phân nam nữ là vẫn thực hiện phẫu thuật sớm. Có nhiều lý do được đưa ra, ví dụ như “tránh căng thẳng tâm lý” hoặc “sinh hoạt bình thường”. Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia nghiên cứu cũng cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật khi không cần thiết có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân sau khi trưởng thành. Vậy nên nếu không đặc biệt cần thiết, hoàn toàn có thể chờ đến khi đứa trẻ có đủ nhận thức và quyền để quyết định để thực hiện can thiệp xác định giới tính.

Những người cần được thấu cảm - 2

Với kinh nghiệm làm việc với hai nhóm liên giới tính là nhóm còn nhỏ và nhóm đã trưởng thành, bác sĩ Ngô Hải Sơn cho biết, với nhóm các bạn còn nhỏ, quá trình tư vấn đặt ra nhiều mối quan tâm liên quan tới đạo đức, khi có khả năng đứa trẻ sau này lớn lên có cảm thấy khó chịu với việc bố mẹ quyết định về cơ thể mình.

Bác sĩ Sơn chia sẻ thêm: “Mỗi năm ước tính có khoảng 2.500 trẻ liên giới tính, và trải dài khắp cả nước, nên các mối quan tâm của các bác sĩ với chủ đề này là rất ít, nhiều bệnh viện lớn vài năm mới gặp một ca”. Còn đối với nhóm lớn hơn, bác sĩ cũng tư vấn và đưa ra khuyến nghị như việc dùng hormone, song tất cả chỉ là tư vấn dựa trên bằng chứng khoa học, chứ không được ép buộc để giảm thiểu khả năng gây ra sự nuối tiếc.

Theo bác sĩ Sơn, hiện nay, khái niệm “người liên giới tính” vẫn còn khá mới. Việc bị chi phối của tư tưởng nhị nguyên vẫn còn nặng, được thể hiện qua các thuật ngữ vẫn thường được dùng phổ biến ở các cơ sở y tế như “rối loạn phát triển giới tính” hay “nam giới giả nữ, nữ giới giả nam”… Do đó, cần nâng cao nhận thức xã hội về người liên giới tính trong giáo dục giới tính ở nhà trường. Bên cạnh đó, hệ thống y tế, cần có đầy đủ các thông tin, hiểu biết đúng và sâu rộng về người liên giới tính để tác động trực tiếp tới việc tư vấn và hỗ trợ thăm khám, điều trị cho những người liên giới tính có nhu cầu.

Chia sẻ

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

“Người mẹ thép” sau hào quang của tỷ phú Elon Musk

“Người mẹ thép” sau hào quang của tỷ phú Elon Musk

Từ những năm tháng đơn độc nuôi con nơi đất khách, đến sàn diễn thời trang thế giới ở tuổi 70, Maye Musk không chỉ là mẹ của một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, mà còn là biểu tượng sống động cho nghị lực và sự tái sinh phi thường của phụ nữ hiện đại.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Tôi làm việc cho một Công ty theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Lấy lý do công ty kinh doanh khó khăn, 5 tháng nay Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tôi xin hỏi theo quy định của pháp luật, đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội? Công ty có được lấy lý do khó khăn để không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động...

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.