Những bông Hoa chùm ngây tỏa hương thiện nguyện

Chi Anh
Chia sẻ

Cứ đều đặn chiều thứ ba hàng tuần, nhóm thiện nguyện của các chị em phụ nữ mang tên Hoa chùm ngây lại chuẩn bị mấy trăm suất ăn miễn phí, sau đó chuyển đến Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì) để trao tặng những bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn và người nhà của họ.

Câu lạc bộ Hoa chùm ngây được thành lập vào tháng 3/2012, gồm các thành viên đến từ thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cứ đều đặn từ 5 giờ sáng thứ ba hàng tuần, tại khuôn viên lăng Lê Triều Quận Chúa, thuộc khu di tích đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng ở làng cổ Triều Khúc, bếp ăn chay của CLB thiện nguyện Hoa chùm ngây lại đỏ lửa cho đến chiều muộn.

Để hoàn thành khối lượng đồ ăn lớn, khoảng 1.000 suất cơm chay tặng bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều và khoảng 150-200 ổ bánh mì ruốc nấm tặng bệnh nhân Bệnh viện Thận, các thành viên trong nhóm phải phân chia công việc hết sức rõ ràng, hợp lý. Theo đó, công việc được phân làm nhiều công đoạn, chia làm các tổ phụ trách như: Tổ đi chợ, tổ sơ chế, tổ nấu cơm, tổ nấu canh, tổ xào rau, đóng hộp... Mỗi suất cơm hoàn thành luôn đầy đủ các thành phần, dưỡng chất.

Những bông Hoa chùm ngây tỏa hương thiện nguyện - 1

Bà Phan Thu Hồng - Thành viên nhóm thiện nguyện Hoa chùm ngây - Tổ dân phố số 3, xã Tân Triều trong buổi giao lưu điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt huyện Thanh Trì, tháng 10/2024.

Nấu nướng và chia hộp xong xuôi, đúng 2 giờ chiều, tổ phát bánh mì có mặt tại khuôn viên Bệnh viện Thận. Sau đó, từ 3 giờ 30 đến 4 giờ chiều, tổ phát cơm chay cũng sẵn sàng tại cổng Bệnh viện K Tân Triều. Tấm lòng của các chị góp phần lan toả yêu thương và truyền động lực cho những cảnh đời còn khó khăn. Gần 15 năm qua, những khung giờ này đã trở thành khung giờ của yêu thương, khi những thành viên được trao các suất cơm nghĩa tình, và người bệnh cũng ánh lên niềm vui của sự san sẻ. Cũng từng ấy năm trôi qua, nhóm thiện nguyện đã chứng kiến nhiều, rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, được ra viện, nhưng cũng có lúc không khỏi bùi ngùi khi có người bệnh đã đi xa.

Hiện nay, CLB thiện nguyện Hoa chùm ngây có hơn 100 thành viên chủ chốt, trong đó có 1 người quản lý chung và các thành viên phụ trách tài chính, mua bán thực phẩm, ghi chép thu chi, thủ quỹ, điều hành khu bếp. truyền thông. Có rất nhiều gia đình mà cả hai vợ chồng cùng tham gia Hoa chùm ngây, thậm chí các cháu nhỏ cũng thích thú khi được ông bà, bố mẹ dẫn đi làm từ thiện cùng.

Về tài chính, những người sáng lập và tham gia vận hành bếp luôn tích cực đóng góp; đồng thời huy động sự ủng hộ từ những nhà hảo tâm trong xã hội bằng nhiều cách. Việc sử dụng nguồn lực xã hội bảo đảm công khai, minh bạch. Người ủng hộ có thể theo dõi trực tuyến chi tiết danh sách thu, chi, mức chi, mục đích chi, thời gian chi, địa chỉ đối tượng tiếp nhận… Với cách làm này, hơn 10 năm qua, bếp cơm Hoa chùm ngây chưa bao giờ thiếu nguồn lực để vận hành cả về tài chính và nhân sự.

Chia sẻ tại hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 của huyện Thanh Trì, bà Phan Thu Hồng - thành viên nhóm thiện nguyện Hoa chùm ngây - Tổ dân phố số 3, xã Tân Triều nhớ lại: Những ngày đầu thành lập, CLB hoạt động trên tinh thần giúp đỡ bệnh nhân nghèo, trợ duyên chùa nghèo, chia sẻ với đồng bào gặp thiên tai lũ lụt… Năm 2014, CLB chính thức nấu cơm, cháo tặng bệnh nhân. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, hàng tuần, bà Hồng đều cùng các chị em trong nhóm chế biến nấu từ 4.000 - 5.000 suất ăn đảm bảo dinh dưỡng gửi tặng bệnh nhân khó khăn tại Viện K3 Tân Triều và Bệnh viện Thận Trung ương, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động từ thiện khác của nhóm như hỗ trợ các vùng bị thiên tai lũ lụt, trẻ em nghèo vùng cao và trẻ em khó khăn trên mọi miền đất nước

Mỗi ngày, mỗi thành viên CLB thiện nguyện thôn Triều Khúc luôn nhắc nhở nhau “cho đi là còn mãi”.  Với tinh thần ấy, hy vọng bếp ăn nghĩa tình của các bà, các chị dưới bóng làng cổ Triều Khúc luôn đỏ lửa, rộn ràng tay nấu tay xào…

Chia sẻ

Chi Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.