Người đàn ông 62 tuổi cưới vợ trẻ ở miền Tây: "Chúng tôi hưởng nhiều cái lợi từ việc nổi tiếng trên MXH"

NGỌC HÀ
Chia sẻ

"Tôi trân quý điều đó và luôn nhớ ơn của mọi người, các anh YouTuber. Giờ vẫn có người liên hệ xin phỏng vấn, đương nhiên tôi đồng ý”, ông Minh cho biết.

Chuyện tình đũa lệch của cặp đôi “chú – cháu” ở Tiền Giang hẳn không còn xa lạ đối với người dân vùng sông nước. Và khi câu chuyện cũng như hoàn cảnh của họ được đăng tải lên YouTube, đã có rất nhiều người tìm đến để được “mục sở thị” xem thực hư ra sao. Thậm chí, không ít YouTuber muốn được ghi lại thước phim về cuộc sống hằng ngày và mối quan hệ vợ trẻ - chồng già.

Ông Võ Hoàng Minh (62 tuổi) – người chồng thật thà chia sẻ: “Kể từ bữa có chú ghé thăm và ngỏ ý muốn quay lại hoàn cảnh và chuyện tình của vợ chồng tôi rồi đăng lên mạng xã hội là nhiều người tìm đến gặp lắm.

Ban đầu tôi khá khó chịu vì bản thân cùng vợ, các con bị làm phiền. Song tôi nghĩ đi nghĩ lại cũng không thấy cuộc sống bị ảnh hưởng quá nhiều. Ngược lại chúng tôi có nhiều cái lợi từ việc đó”.

Sở dĩ ông Minh thừa nhận gia đình hưởng lợi từ việc được các YouTuber tìm đến quay hình bởi xuất hiện trên đó nhiều lần sẽ có nhiều người biết đến. Nhờ đó công việc nhặt – bán ve chai của hai vợ chồng khấm khá hơn. Ông có thể không cần đi xa vẫn có người thương tình đem ve chai đến tặng hoặc người thu mua đến tận nhà trả giá cao.

“Nếu gia đình khác có hoàn cảnh khốn khổ khi xuất hiện trên mạng xã hội sẽ được mạnh thường quân ủng hộ nhu yếu phẩm hoặc tiền… thì chúng tôi khác lắm. Nhưng tôi thấy việc người ta giúp đỡ như vậy là tốt, giống như cho mình cái cần để câu cá, chứ không phải cho hẳn con cá để ăn.

Người đàn ông 62 tuổi cưới vợ trẻ ở miền Tây: "Chúng tôi hưởng nhiều cái lợi từ việc nổi tiếng trên MXH" - 1

Hình ảnh thể hiện tình cảm của vợ chồng ông Minh.

Tôi trân quý điều đó và luôn nhớ ơn của mọi người, các anh YouTuber. Giờ vẫn có người liên hệ xin phỏng vấn, đương nhiên tôi đồng ý”, ông Minh cho biết.

Ông Minh vừa dứt lời, người vợ trẻ kém 23 tuổi liền hướng ánh mắt nhìn chồng âu yếm hồi lâu. Tuy nhiên chị chẳng nói gì khiến không ít người tò mò về người phụ nữ này. Ông vội vàng giải thích rằng bà xã vốn là người ít nói, không thích ồn ào xã hội. Ông phải “nịnh” mới có thể thuyết phục được chị đồng ý xuất hiện trên video.

“Cô ấy ít nói nhưng sống chân thành và tốt tính lắm. Cô ấy chưa bao giờ phàn nàn bất cứ điều gì về tôi hay quát mắng các con. Đặc biệt cô ấy trông lạnh lùng thế thôi chứ tình cảm lắm. Chúng tôi giờ đã có tuổi nhưng vẫn xưng hô anh – em và làm chuyện đó đều đặn”, người đàn ông 62 tuổi cho hay.

Nhắc đến chuyện chênh lệch tuổi tác có bị thiên hạ gièm pha hay không, ông Minh thừa nhận vẫn có người thắc mắc và khuyên tại sao không cắt tóc cạo râu để trẻ hơn khi đứng cùng vợ. Nhưng ông lắc đầu rồi khẳng định vợ yêu ông bởi chính vẻ đẹp “râu ria” này.  Hơn cả đó là “thương hiệu” cá nhân nên không thể cắt hay cạo đi được.

Thời trẻ, ông Minh thuộc diện bảnh bao nhất vùng nhưng không nảy sinh tình cảm với bất cứ ai. Ông cứ sống cùng người mẹ già cho đến khi mẹ bệnh nặng khó có thể qua khỏi mới nghĩ đến chuyện cưới ai đó làm vợ.

“Mẹ nói với tôi rằng muốn được thấy con trai lấy vợ, có tổ ấm riêng. Khi ấy bà mới có thể nhắm mắt yên nghỉ. Tôi đã gật đầu đồng ý vì nghĩ mình làm vậy mẹ sẽ vui vẻ, bệnh tình thuyên giảm. Song tôi cũng lấn cấn trong đầu bởi tìm đâu được vợ khi đã ở cái tuổi già”, ông Minh nhớ lại.

Đúng lúc đó, một người quen của ông Minh giới thiệu cho cô gái 19 tuổi đã có một đứa con riêng. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, ông đã có cảm tình và nảy sinh tình cảm yêu thương. Ông quyết định “cưu mang” cô gái tội nghiệp này.

Có vợ lẫn con, ông Minh đã dựng một căn nhà nhỏ ngay đường quốc lộ. Họ mưu sinh bằng nghề lượm ve chai và làm thuê làm mướn. Sau đó họ vỡ oà hạnh phúc khi chào đón lần lượt 4 đứa trẻ. Hiện tại có 2 đứa được đến trường học, còn lại ở nhà phụ giúp gia đình làm lụng, chăm em nhỏ.

Ngoài công việc nhặt – bán ve chai, phế liệu… ông Minh còn làm thêm nghề chạy xe chở đồ mướn cho người dân trong vùng. Còn bà xã đi rửa bát thuê hoặc làm đồng cho dân có nhiều ruộng. Cả hai làm vẫn không cái ăn cái mặc cho 5 đứa con thơ. Ông từng cho biết thi thoảng hàng xóm thương đám trẻ đói thì cho cái bánh mì, bánh ngọt...

Chia sẻ

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.