Loại quả xưa có đầy không ai bán, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 150.000 đồng/kg

H.A
Chia sẻ

Loại quả này mọc hoang trong rừng sâu ở phía Nam, mấy năm nay mới được biết tới nhiều hơn, trở thành đặc sản ở thành phố. 

Những năm gần đây, người thành phố thường tìm đến những loại quả rừng vừa lạ vừa sạch để thưởng thức. Có những quả dại trước đây rụng đầy gốc không ai ngó ngàng, chỉ có người dân địa phương vào rừng hái về để ăn chơi thì bây giờ chúng trở thành đặc sản nổi tiếng, chị em thành phố tìm mua.

Ở một số tỉnh vùng Đông Nam bộ và phía Nam Tây Nguyên, Nam Trung bộ có một thứ quả tên rất lạ nhưng vị chua ngọt hấp dẫn, đó là quả gùi. 

Loại quả xưa có đầy không ai bán, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 150.000 đồng/kg - 1

Quả gùi có vị chua ngọt hấp dẫn, nhiều người tìm mua về thưởng thức trong những ngày hè

Theo tìm hiểu, cây gùi có tên khoa học là Willughbeia cochinchinensis, là loại thực vật có dây leo hóa gỗ mọc hoang dại trong rừng. Thân cây gùi thường to bằng bắp chân người, tỏa ra nhiều nhánh với chi chít cành nhỏ quấn chặt lên các thân cây khác để vươn mình tìm ánh sáng của rừng. Quả gùi khi còn non có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam đẹp mắt, bóng bẩy. Chúng mọc thành chùm hoặc mọc thành từng quả đơn lẻ, kích thước to bằng nắm tay.

Mùa gùi bắt đầu từ khoảng tháng 4,5 dương lịch hàng năm. Thời điểm này, quả gùi chín vàng lúc lỉu trên cành, bà con rủ nhau đi vào rừng sâu để hái về thưởng thức hoặc bán cho thương lái. 

Loại quả xưa có đầy không ai bán, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 150.000 đồng/kg - 2

Quả gùi vào mùa vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm

"Cây gùi là cây dây leo quấn bám vào các thân cây lớn, cao hàng chục mét nên việc hái quả gùi không hề đơn giản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Người hái quả gùi phải giỏi leo trèo, chỉ cần một chút sơ sẩy là rơi từ trên cao hàng chục mét xuống đất. Trước đây chỉ có bà con đi rừng hái quả gùi ăn cho vui, mấy năm nay thứ quả này được biết tới nhiều hơn nên nhiều người hái về để bán, kiếm thêm thu nhập", chị Ánh (ở Hàm Tân, Bình Thuận) chia sẻ. 

Theo chị Ánh, quả gùi có thể ăn cả vỏ hoặc lột vỏ tùy theo sở thích của người ăn, mỗi kiểu ăn có một cách cảm nhận hương vị khác nhau, khi ăn tránh cắn phải hạt vì hạt rất đắng. Và cảm giác đầu tiên là vị chua ngọt, nhưng để lâu một chút ta sẽ thấy vị chua tan biến, còn lại vị ngọt lạ và mùi thơm đặc trưng.

Ngoài ra, người dùng có thể xay sinh tố gùi, bỏ thêm một chút đường, hòa quyện cùng đá là sẽ có ngay một ly nước uống thanh mát, sảng khoái cơ thể trong những ngày nắng nóng.

Loại quả xưa có đầy không ai bán, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 150.000 đồng/kg - 3

Sau khi hái về, quả gùi được bán luôn cho các thương lái với giá 40.000-50.000 đồng/kg. Gùi sau khi hái không giữ được lâu vì chỉ khoảng 4-5 ngày quả sẽ bị hỏng. Trên chợ mạng, quả gùi được rao bán với giá lên tới 150.000 đồng/kg. 

Một người bán quả gùi trên chợ mạng ở TP.HCM chia sẻ: "Quả gùi hiếm lắm, mỗi năm chỉ có 1-2 tháng là hết mùa. Quả này có vị chua ngọt hấp dẫn nhiều người tò mò ăn thử nên lúc nào cũng trong tình trạng hết hàng".

Theo kinh nghiệm của người M’nông, quả gùi có công dụng bồi bổ sức khỏe, thanh lọc cơ thể rất tốt. Rễ và thân cây còn được dùng để làm thuốc sắc uống tốt cho gan, hệ tiêu hóa hoặc dùng ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ mới sinh uống cho khỏe.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025. Trong số các cá nhân được khen thưởng có chị Trần Thị Dung - công nhân Phân xưởng Nang mềm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.

Hạnh phúc giản dị

Hạnh phúc giản dị

Chị về đến nhà, đầu đau như búa bổ, hai tay rã rời. Nghĩ đến hai con cần phải ăn tối xong trước giờ học bài, chị tự nhủ: “Mình nằm chút thôi rồi dậy ngay”. Vậy mà khi chị tỉnh dậy, trời đã tối mịt.

Covid-19 và biến chủng mới

Covid-19 và biến chủng mới

Trước tình hình số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại và sự xuất hiện của các biến chủng mới, TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ tại một buổi tư vấn y tế trực tuyến về việc nhận biết triệu chứng, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và kế hoạch ứng phó khi dịch quay trở lại.

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Những năm qua, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn Hà Nội tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, điển hình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN Hà Nội triển khai là hiện thân của sự quan tâm, chăm sóc và đồng hành thiết thực của tổ chức Hội phụ nữ và cộng đồng đối với từng gia đình trong hành trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

Khi con bước vào tuổi teen, nhiều cha mẹ thấy con trở nên khó bảo, không chịu hợp tác. Để có thể đồng hành cùng con, cha mẹ cần có phương pháp phù hợp. Dưới đây là 4 mẹo hay cha mẹ có thể tham khảo từ thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thu Hương, Giám đốc Học viện The Zen Parenting Academy.

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thời gian qua, việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều công trình phần việc ý nghĩa, thiết thực của cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, mang lại hiệu quả tích cực.