Gen Z mới đi làm lương 5 triệu, làm sao để mỗi tháng vẫn tiết kiệm được 1 khoản?

H.M
Chia sẻ

Mới ra trường, mức lương còn thấp, làm sao để các bạn trẻ vẫn có thể để ra được một khoản tiết kiệm dự phòng cho tương lai?

Làm sao để có thể dành dụm một khoản tiết kiệm từ mức lương mới ra trường – đây là câu hỏi của nhiều bạn trẻ. Khi mới ra trường khoảng 1 – 3 năm, mức lương khởi điểm chỉ khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Vì vậy rất nhiều người trẻ cảm thấy khó khăn trong chi tiêu, và chưa biết cách làm thế nào để tiết kiệm được một khoản dự phòng.

Thu Trang (SN 2000, Đống Đa) chia sẻ: “Hiện mức lương của em đang là 7 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng khi nhận lương, em sẽ chuyển luôn 2 triệu vào tài khoản tiết kiệm và chỉ tiêu 5 triệu còn lại. Trong đó 1tr5 là tiền thuê nhà vì em ở chung với bạn nên cũng rẻ hơn. Bọn em ở chung, chia tiền điện nước, ăn uống, tự nấu ở nhà nên khá tiết kiệm. Mỗi tháng khoảng 2 triệu tiền ăn - điện - nước. Còn lại 1tr5 thì em chi tiền xăng xe, ăn vặt, uống trà sữa,…

Em làm vậy khoảng 2 năm nay, tiết kiệm được 24 triệu rồi. Cũng còn khá ít ỏi nhưng mà những lúc cần gấp, hoặc ốm đau, hoặc chẳng may thất nghiệp thì cũng có một khoản để không phải quá lo lắng. Tất nhiên em cũng sẽ cố gắng tăng thêm thu nhập trong tương lai”.

Một số bí quyết tiết kiệm hiệu quả

Lập sẵn ngân sách hàng tháng

Gen Z mới đi làm lương 5 triệu, làm sao để mỗi tháng vẫn tiết kiệm được 1 khoản? - 1

Lập một ngân sách hàng tháng sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát chi tiêu. Xác định thu nhập hàng tháng của bạn và phân bổ số tiền cho các khoản chi như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền mua sắm, và tiền tiết kiệm. Luôn tuân thủ ngân sách này và điều chỉnh khi cần thiết.

Ghi lại chi tiêu

Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ, ứng dụng di động hoặc các công cụ quản lý tài chính trực tuyến để ghi chính xác số tiền bạn đã chi tiêu và cho mục đích gì. Điều này giúp bạn nhìn thấy rõ hơn các mục tiêu và thói quen tiêu dùng của mình.

Ưu tiên và cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Xem xét lại các chi tiêu hàng tháng của bạn và xác định những khoản tiêu dùng không cần thiết. Có thể bạn có thể cắt giảm hoặc thay thế chúng bằng các lựa chọn tiết kiệm hơn. Ví dụ, hạn chế ăn ngoài và nấu ăn tại nhà, tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá khi mua sắm, và hạn chế việc mua những đồ không cần thiết.

Xem xét lại và điều chỉnh

Định kỳ xem xét lại ngân sách và chi tiêu của bạn. Điều chỉnh ngân sách nếu có thay đổi trong thu nhập hoặc mục tiêu tài chính. Điều này giúp bạn duy trì sự linh hoạt và thích ứng với thay đổi trong cuộc sống và tình hình tài chính cá nhân của mình.

Nhớ rằng quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Hãy tập trung vào mục tiêu tài chính của bạn và luôn nhớ rằng việc quản lý tài chính cá nhân là để đạt được sự ổn định và an toàn tài chính trong tương lai.

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu

Để quản lý tài chính hiệu quả, tối ưu tiết kiệm, một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập ngân sách chi tiêu thật hợp lý. Việc thiết lập ngân sách chi tiêu sẽ giúp bạn giới hạn khoản tiền phải chi cho từng công việc cụ thể.

Hiện nay, có khá nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu cho người trẻ có thể áp dụng. Một số app hỗ trợ thiết lập ngân sách chi tiêu trên điện thoại mà bạn có thể áp dụng như: Money lover, Pocket Guard, Money Mate, Mint… Các ứng dụng quản lý ngân sách chi tiêu sẽ tiện lợi hơn khi có thống kê và tính toán % các hạng mục, thể hiện biểu đồ dễ hiểu.

Gen Z mới đi làm lương 5 triệu, làm sao để mỗi tháng vẫn tiết kiệm được 1 khoản? - 2

Việc theo dõi thu chi đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay nhiều bạn Gen Z chi tiêu mà không biết mình chi tiêu gì, như thế nào, cho vấn đề gì, khiến dòng tiền bốc hơi ngày càng nhanh. Theo dõi, quản lý chi tiêu nên được áp dụng liên tục, kiểm tra cuối ngày, cuối tuần hoặc tổng kết cuối tháng. Việc theo dõi liên tục sẽ giúp bạn nắm được dòng tiền vào và ra, các khoản chi bất hợp lý từ đó điều chỉnh kịp thời.

Nói không với việc mua sắm không cần thiết

Có rất nhiều lý do để giải thích cho xu hướng này của người trẻ. Phần lớn mọi người đều có tâm lý "không mua thì thiệt, mất món hời" nên dù không thật sự cần thiết thì họ vẫn mua món đồ đó, chỉ vì đang được giảm giá.

Xu hướng mua sắm vô độ đang dần trở thành một "căn bệnh" của nhiều người, đặc biệt với giới trẻ. Phần lớn bạn trẻ đều có xu hướng ham rẻ và muốn có cho mình thật nhiều quần áo, đồ dùng mà ít nghĩ đến việc sử dụng lâu dài.

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục

Mùa mưa đã tới, đây 5 vật dụng để gọn trong cốp xe giúp bạn thoải mái di chuyển, có món chỉ 15.000 đồng

Mùa mưa đã tới, đây 5 vật dụng để gọn trong cốp xe giúp bạn thoải mái di chuyển, có món chỉ 15.000 đồng

Việc thay đổi thời tiết với những cơn mưa bất chợt sẽ khiến cho mọi sinh hoạt của bạn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là lúc đang di chuyển trên đường, hoặc ở một địa điểm xa nhà nào đó. Vì vậy, hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết để có thể kịp “ứng phó” trong những ngày mưa.

7 món đồ không nên mang theo khi đi du lịch, có thứ tưởng rất cần nhưng lại thành vướng víu

7 món đồ không nên mang theo khi đi du lịch, có thứ tưởng rất cần nhưng lại thành vướng víu

Việc chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho một chuyến du lịch rất quan trọng. Bạn chỉ nên mang theo những vật dụng thực sự cần thiết, không nên nhồi nhét quá nhiều vào vali. Hãy tiết kiệm không gian hành lý, loại bỏ những món đồ không cần thiết để chiếc vali của bạn nhẹ nhàng nhất có thể mà vẫn đủ dùng.  

Điều gì còn lại sau làn khói tan

Điều gì còn lại sau làn khói tan

Hãy nhắm mắt tưởng tượng, niềm hạnh phúc lớn nhất, nguồn sống của mình không còn nữa, thì bạn, thế giới xung quanh bạn sẽ như thế nào?