Tấm gương của một phụ nữ Mường

Bài và ảnh: Chi Anh
Chia sẻ

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS&MN tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển được mô hình mây tre đan.

Chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất chia sẻ, trước đây, chị luôn sống trong cảm giác bất an, lo lắng. Một mình nuôi 2 con, chị luôn thấy thua kém mọi người, không biết phải xoay xở thế nào để chăm lo cho các con đang tuổi ăn, tuổi học. Được cán bộ Hội LHPN xã Tiến Xuân giúp đỡ hỗ trợ cho vay vốn và học nghề mây giang đan cộng với tinh thần chịu khó học hỏi, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, chị Hường đã phát triển được mô hình mây giang đan.

Khi đã thành thạo các thao tác làm ra sản phẩm, chị Hường nhận hàng về nhà gia công để chủ động việc đồng áng, chăm sóc các con mà vẫn có thêm thu nhập. Thấy công việc của chị Hường phù hợp với mình nên nhiều chị em cùng thôn, cùng xã cũng lấy hàng từ chỗ chị Hường về làm.

Tấm gương của một phụ nữ Mường - 1

Chị Nguyễn Thị Hường giới thiệu sản phẩm lồng đèn đã hoàn thiện.

Nhiều năm kiên trì tự học, tự làm, vừa cáng đáng gia đình, đôi tay chị Hường ngày càng mềm mại, uyển chuyển theo từng sợi nan. Thành quả của biết bao nhiêu đêm cần mẫn đã đổi lại, chị Hường đã hoàn toàn chủ động được trong công việc. Chị không phải đợi công ty chở từng xe nguyên liệu đến khoán sản phẩm mà chủ động tìm nguồn nguyên liệu phù hợp, sơ chế nguyên liệu, cập nhật mẫu hàng mới công ty gửi về qua ứng dụng zalo để ra mẫu, sản xuất. Vui hơn cả là chị còn tạo được việc làm cho nhiều chị em phụ nữ ở địa phương lúc nông nhàn. Bởi chị hiểu rõ hơn ai hết, nếu chỉ trông vào nghề nông, cuộc sống thực sự sẽ rất khó khăn. “Đến nay, tôi không chỉ giúp chính bản thân mình khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, cải thiện cuộc sống, lo cho các con mà còn duy trì việc làm cho 35 đến 50 công nhân với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí tôi thu về được chừng 300 triệu đồng/năm”, chị Hường phấn khởi nói.

Không chỉ những chị em phụ nữ trong xã, nghề mây giang đan của chị Hường còn thu hút đông đảo bà con trong vùng. Từ các xã Yên Bình, Yên Trung (huyện Thạch Thất), Đông Xuân (huyện Quốc Oai)... đều có hàng trăm lao động khoán việc đến nhận hàng từ chị về để sản xuất.

Không chỉ sáng tạo, năng nổ làm kinh tế, chị Hường còn tích cực với các hoạt động của địa phương. Ngày ngày tiếp xúc, gần gũi với chị em trong công việc, chị tích cực giúp đỡ, động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhìn vào tấm gương của chị, chị em trong vùng có thêm động lực cố gắng, thi đua làm kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng địa phương.

Tiến Xuân là xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Thạch Thất, Hà Nội. Thời gian qua, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Mường nơi đây đã tích cực tham gia các mô hình phát triển kinh tế.

Phải khẳng định rằng, ở một xã miền núi còn nhiều khó khăn như Tiến Xuân, với 79% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường), việc phát triển nghề phụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân cho hay, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hộ gia đình hội viên phụ nữ đồng bào dân tộc Mường tham gia các mô hình phát triển kinh tế thông qua các hình thức cho vay vốn ưu đãi qua các kênh Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, tập huấn hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật… Làm kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Nhờ đó, các thành viên trong đình luôn yêu thương chia sẻ, là tiền đề vững chắc để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Chi Anh

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ viết tiếp ước mơ xây Thủ đô hòa bình, sáng tạo

Người trẻ viết tiếp ước mơ xây Thủ đô hòa bình, sáng tạo

Tháng Tư lại về trong hương sen lặng lẽ sớm nở, trong sắc cờ đỏ thắm rực khắp phố phường, nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về một mốc son chói lọi trong lịch sử: Ngày 30/4 - ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khoảnh khắc lịch sử ấy, đất nước hôm nay đã bước sang trang mới, một trang viết bằng hòa bình, dựng xây và khát vọng...

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng: Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng: Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đã tích cực thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với những mô hình, phần việc cụ thể, hiệu quả...

Giúp phụ nữ kiến tạo tương lai

Giúp phụ nữ kiến tạo tương lai

Mới đây, Hội LHPN tỉnh Lai Châu phối hợp với CARE Quốc tế tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp - AFD khởi động dự án She Grows the Future (C-Future) hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, trong việc phát triển và áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Tính đến tháng 3/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 37 hợp tác xã do Hội LHPN các cấp hỗ trợ tư vấn thành lập. Trong quá trình vận hành mô hình HTX, cán bộ Hội các cấp cũng thường xuyên đồng hành cùng các thành viên. Đây là kết quả nỗ lực của tổ chức Hội trong thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm...

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ

Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng và triển khai nhiều chương trình, hoạt động góp phần vào thành tựu thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam.

Hiệu quả từ đổi mới, sáng tạo hoạt động Hội

Hiệu quả từ đổi mới, sáng tạo hoạt động Hội

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã sôi nổi thi đua thực hiện có hiệu quả chủ đề “Phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thủ đô tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Các hoạt động ý nghĩa thiết thực của tổ chức Hội thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ...

Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

60 năm đã trôi qua nhưng tinh thần cống hiến của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Phong trào là động lực để các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục thi đua xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, cùng dân tộc sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Người thợ giỏi có bàn tay vàng

Người thợ giỏi có bàn tay vàng

Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với nữ tướng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nữ anh hùng lao động, các nhà khoa học nữ và Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024.