Phụ nữ Mê Linh thi đua làm theo lời Bác

Bài và ảnh: Hoàng Anh - Bích Thảo
Chia sẻ

Thời gian qua, với phương châm học và làm theo Bác từ những việc làm giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày, các cấp Hội LHPN huyện Mê Linh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa vì phụ nữ, trẻ em và cộng đồng. Từ những cách làm hay, mô hình hiệu quả đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong lao động sản xuất, nhân đạo từ thiện… góp phần xây dựng huyện phát triển giàu mạnh, văn minh.

Nhiều mô hình học và làm theo gương Bác

Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh Bùi Thị Ánh Dương, kế thừa và phát huy truyền thống thi đua học và làm theo gương Bác, Hội Phụ nữ triển khai và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang sắc thái riêng của phụ nữ Mê Linh như: Tiết kiệm lắp đèn chiếu sáng, mô hình “Điểm nhân ái”, mô hình “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”… Từ đó có thêm nguồn kinh phí để giúp đỡ phụ nữ, trẻ em và cộng đồng.

Đặc biệt trong 5 năm qua (giai đoạn 2018-2023) với tinh thần “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, nhất là vào những năm người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các cấp Hội Phụ nữ Mê Linh đã đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đẩy lùi dịch Covid-19. Phát huy nội lực và vận động nguồn xã hội hóa, Hội Phụ nữ đã tặng 1.083 suất quà cho hội viên phụ nữ khó khăn, phụ nữ khuyết tật và công nhân tại khu công nghiệp, tặng nhu yếu phẩn cho công nhân, người lao động và cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch,… với tổng giá trị gần 1,7 tỷ đồng.

Phụ nữ Mê Linh thi đua làm theo lời Bác - 1

Các đại biểu lãnh đạo huyện tặng khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu. 

 Hội Phụ nữ đã tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả các mô hình tiết kiệm làm theo Bác từ những việc làm giản dị nhất, có thể kể tới mô hình “Điểm nhân ái”. Theo đó, mô hình “Điểm nhân ái” được Hội Phụ nữ huyện triển khai nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia xây dựng mô hình gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom phế liệu trong gia đình, bán lấy kinh phí để gây quỹ  giúp phụ nữ trẻ em khó khăn trên địa bàn. Từ mô hình làm điểm tại xã Thạch Đà vào  năm 2021, đến nay Hội Phụ nữ đã nhân rộng ra các xã trên địa bàn huyện.

Hội LHPN xã Vạn Yên cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai thực hiện mô hình “Điểm nhân ái”. Chị Hà Thị Thanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Vạn Yên cho biết: Mô hình “Điểm nhân ái” được Hội LHPN xã triển khai từ đầu năm 2022. Ban đầu khi triển khai mô hình này, chị em hội viên phụ nữ vẫn còn nhiều băn khoăn vì không biết có hiệu quả như mong muốn hay không, nhưng tới nay, mô hình “Điểm nhân ái” đã phát huy hiệu quả nhờ sự đồng tình của lãnh đạo xã, đặc biệt là sự tham gia của chị em cán bộ Hội và hội viên phụ nữ và người dân tại địa phương.

Tính đến nay, mô hình “Điểm nhân ái” đã lan tỏa đến tại 18/18 xã, thị trấn đã thu được gần 1,5 tỷ đồng. Số tiền thu được Hội các cấp đã trích kinh phí hỗ trợ hội viên, con hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo, ốm đau, không may bị tai nạn giao thông, phụ nữ khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh việc thực hiện tốt phong trào tiết kiệm, các cấp Hội Phụ nữ huyện Mê Linh còn đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, 5 không, 3 có… Thời gian qua, Hội Phụ nữ các cấp đã tập trung tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giúp phụ nữ nâng cao kiến thức về mọi mặt, khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ vay để phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho gia đình hội viên phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phụ nữ Mê Linh thi đua làm theo lời Bác - 2

Hội Phụ nữ huyện Mê Linh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu

Các phong trào thi đua học và làm theo Bác của Hội Phụ nữ đã thực sự là môi trường thuận lợi cho phụ nữ Mê Linh phát huy những giá trị tốt đẹp để trở thành người lao động giỏi, người mẹ nhân hậu, đảm đang; đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của Thủ đô.

 Từ phong trào thi đua  đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, những bông hoa ngát hương trong vườn hoa “Người tốt - việc tốt”. Điển hình như Hội Phụ nữ xã Tiền Phong. Trong 5 năm qua, Hội LHPN xã và các Chi hội đã thực hiện các công trình, phần việc vì phụ nữ và trẻ em nghèo, đồng bào bị thiên tai, bão lũ; triển khai các chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, chương trình “Đồng hành cùng con”, “Mẹ đỡ đầu”, tích cực tham gia công tác hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa,… với tổng nguồn lực huy động hơn 1 tỷ đồng. Trong đợt thi đua cao điểm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Hội đã tổ chức tặng 124 suất quà, 9 xe đạp và đỡ đầu 1 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tổng trị giá gần 54 triệu đồng. Hay như Hội Phụ nữ xã Chu Phan đã tổ chức tặng 172 sổ tiết kiệm, 16 xe đạp, trao 458 suất quà, 2.530kg gạo, giúp 73 chị em hội viên vay không lấy lãi để phát triển kinh tế gia đình với số tiền gần 1.4 tỷ đồng. Tặng sinh kế là 2 bò sinh sản cho 2 gia đình hội viên với tổng trị giá gần 50 triệu đồng và còn nhận đỡ đầu 3 trẻ em mồ côi.

Phụ nữ Mê Linh thi đua làm theo lời Bác - 3

Chị em cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia mô hình ”Điểm nhân ái”.

Cùng với các tập thể tiêu biểu, là những tấm gương cá nhân điển hình tiêu biểu thi đua học và làm theo bác đó là chị Nguyễn Thị Sáu với kinh nghiệm 15 năm làm công tác Hội, hiện là Chi hội phó chi hội phụ nữ thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng đã có nhiều hoạt động giúp chị em phát triển kinh tế. Cụ thể, trong 5 năm, chi hội đã giúp được 20 chị em hội viên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững thông qua nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Riêng trong năm 2020, chị đã vận động ủng hộ được hơn 70 triệu đồng cho hội viên Nguyễn Thị Thu đang có bầu tháng thứ 5 không may bị tai nạn tử vong... Đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát tại thôn Bạch Trữ chị đã tham gia tích cực, không kể thời gian sớm tối, vượt qua khó khăn vất vả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với những việc làm đó chị vinh dự được nhận danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu.

Đó còn là tấm gương của chị Nguyễn Thị Định, thôn 2, xã Thạch Đà là hội viên tích cực trong các hoạt động thiện nguyện trên địa bàn xã. Chị đã tham gia ủng hộ hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng để xây dựng nhà ”Mái ấm tình thương” cho gia đình chị Nguyễn Thị Bình. Năm 2023, hưởng ứng chương trình ”Mẹ đỡ đầu” do TƯ Hội phát động, chị ủng hộ 30 triệu đồng để nhận đỡ đầu 3 trẻ em mồ côi và tặng 12 suất quà cho phụ nữ khuyết tật trên địa bàn xã Thạch Đà.

Là một trong những phụ nữ năng động, dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Hà, hội viên phụ nữ thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế nhờ trồng hoa. Đi lên từ khó khăn vất vả, nên trong nhiều năm qua chị cùng các thành viên trong gia đình thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho các chị em trong Hội; giúp trên 100 lượt gia đình hội viên hàng nghìn cây giống, vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng mô hình kinh tế trồng hoa có hiệu quả. Gia đình đã hỗ trợ không lấy lãi về con giống, kỹ thuật và vật tư để trồng hoa cho 20 hộ trong thôn (giúp từ 3-10 triệu đồng/hộ) với số tiền gần 200 triệu đồng. Thông qua sản xuất nông nghiệp gia đình tạo công ăn việc làm cho 30 công nhân làm thường xuyên cho gia đình, với mức lương trung bình từ 7-12 triệu đồng/người/tháng...

Chia sẻ

Bài và ảnh: Hoàng Anh - Bích Thảo

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...