Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Thanh Thanh
Chia sẻ

Phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất không chỉ là mục tiêu của riêng ngành giáo dục mà còn là mối quan tâm hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ qua. Đặc biệt, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ đề xuất chính sách/đề án hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

Quan tâm nhu cầu gửi con của

Phát biểu tại Hội thảo đề xuất chính sách đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em mầm non dưới 36 tháng tuổi tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức trong tháng 8 vừa qua, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Đây là một trong những hoạt động mà Hội LHPN Việt Nam tập trung thực hiện để tham gia góp ý kiến, cung cấp các cơ sở thực tiễn để thúc đẩy việc ban hành Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp khu chế xuất từ 2024- 2030 của Bộ GD-ĐT.

Tính đến 12/2022, Việt Nam có hơn 400 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu chế xuất. Lao động nữ chiếm tới hơn 60% tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó đa số là lao động nữ di cư, kéo theo đó là một lực lượng lớn phụ nữ lao động trẻ tuổi di cư có con nhỏ ở những khu vực này. Việc gia tăng lao động trong các khu công nghiệp dẫn đến các nhu cầu trong đời sống tăng lên như nhu cầu nhà ở, trường học và các dịch vụ khác.

Vấn đề phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất không chỉ là muc tiêu của riêng ngành Giáo dục mà còn là mối quan tâm hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ qua. Đặc biệt, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, TƯ Hội đã đề ra nhiệm vụ đề xuất chính sách/đề án hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ, nội dung này đồng thời cũng là một trong những yêu cầu đầu ra Đề án 938 của Chính phủ.

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất - 1

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại hội thảo.

Trước đó, trong các nhiệm kỳ 2012-2017, 2017-2022, Hội LHPN Việt Nam đã đề xuất và triển khai thực hiện Đề án 404 Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu CN, khu chế xuất đến năm 2020 với mục tiêu hỗ trợ kiện toàn, xây dựng và phát triển 500 nhóm trẻ độc lập, tư thục tại các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất có đông lao động nữ. Qua 7 năm triển khai, các cấp Hội đã thành lập và duy trình hoạt động của 951 nhóm trẻ được hỗ trợ và phát triển.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh: Sau khi đề án kết thúc, hầu hết mô hình nhóm trẻ độc lập, tư thục chưa có tính bền vững vì thiếu chính sách hỗ trợ thực hiện lâu dài (chỉ riêng Hải Phòng đang tiếp tục duy trì). Từ thực tế đó, rất cần có giải pháp để tiếp tục hỗ trợ phát triển các nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất như cách thức hỗ trợ của Đề án 404, trong đó tập trung vào đối tượng trẻ từ 6 tháng đến dưới 36 tháng tuổi. Việc Thủ tướng Chính phủ phân công cho Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất từ 2024 – 2030 là một thuận lợi lớn và là cơ hội để Hội LHPN Việt Nam tham gia ý kiến xây dựng, thúc đẩy ban hành Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất từ 2024 - 2030.

Đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp

Do đặc thù phần lớn công nhân lao động tại các KCN, KCX, cụm công nghiệp phần đông là lao động trẻ nên nhu cầu gửi trẻ mầm non của công nhân ngày càng tăng. Trước thực trạng thiếu trường lớp mầm non dành cho con công nhân do gia tăng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách giải quyết khó khăn đối với giáo dục mầm non tại đây. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại địa bàn có khu công nghiệp giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2045” của Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có KCN giúp trẻ em là con công nhân, người lao động được bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng. Theo đó, 100% trẻ em trong cơ sở GDMN ở địa bàn có KCN được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đáp ứng yêu cầu theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phấn đấu 100% trẻ em từ 3 - 36 tháng tuổi là con công nhân, người lao động có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ GDMN bảo đảm chất lượng. Đề nghị TƯ Hội LHPN Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức Hội tăng cường các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kĩ năng về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ mầm non cho đối tượng là cha mẹ có con dưới 36 tháng tuổi tại các địa bàn có các KCN, khu chế xuất. Lồng ghép triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án trong việc thực hiện Đề án số 938 của Thủ tướng Chính phủ...

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất - 2

Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh phát biểu hội thảo.

Theo bà Nguyễn Thị Lan, Trường mầm non tư thục Hoa Anh Đào, xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Những năm gần đây, khối trường tư thục và nhóm trẻ độc lập trên địa bàn huyện Sóc Sơn được nhận sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ rất chu đáo và tận tình từ phía các cơ quan ban ngành, phòng giáo dục và các Trường công lập trên địa bàn. Trong thời gian tới, bà Lan nêu kiến nghị đề xuất cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo và hướng dẫn chi tiết hơn đối với nhóm trẻ dưới 36 tháng vì nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi khá nhiều đặc biệt là dưới 24 tháng tuổi. Có chính sách hỗ trợ dành cho giáo viên trong khối tư thục. Từ khi chính sách phát triển giáo dục của Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/09/2020 của Chính phủ được thi hành, nhiều trường tư thục đã giữ chân được giáo viên ổn định hơn so với trước. Hàng năm, việc tuyển dụng giáo viên cũng được thuận lợi và không khó khăn như trước nữa. Vì vậy, nếu chính sách này vẫn tiếp tục được thi hành và phát triển thêm dành cho các cô giáo mầm non phụ trách nhóm dưới 36 tháng tuổi thì đó là động lực to lớn dành cho khối tư thục.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó trưởng phòng Chăm sóc trẻ em, Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu kiến nghị cần tăng cường công tác giám sát thường xuyên các địa phương về việc thực hiện quyền trẻ em, các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương có nội dung liên quan đến trẻ em; tổ chức giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện Đề án 1437; tiếp tục rà soát, tham mưu hoàn thiện pháp luật, chính sách trẻ em nói chung và phát triển toàn diện trẻ em nói riêng; chú trọng chính sách trợ giúp phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt 36 tháng tuổi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em di cư và trong các gia đình công nhân. Các bộ, ngành liên quan: Bộ LĐTB & XH đôn đốc, hướng dẫn địa phương bố trí nguồn lực (ngân sách, nhân lực) để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em…

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), là một trong những nhiệm vụ quan trọng được TP Hà Nội tập trung thực hiện, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Với một loạt các giải pháp đưa ra và đang thực hiện, khoảng cách về bình đẳng giới trong vùng DTTS ngày càng được thu hẹp.

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội LHPN xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì luôn xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình hội viên phụ nữ, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, xứng danh Thành phố vì hòa bình,...

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Trong đó, mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” đã và đang được các cấp Hội duy trì, nhân rộng góp phần nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến

Để người cao tuổi tự tin cống hiến

“Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và chính người cao tuổi về vai trò của người cao tuổi. Người cao tuổi phải gắn với hình ảnh tự tin, tự chủ, từng trải, hiểu biết thay vì là những người yếu thế, cô đơn, sức khỏe yếu... Có như vậy, người cao tuổi mới tự tin tiếp tục cống hiến, phát huy vai trò trong xây dựng...

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Từ năm 2014, Báo Phụ nữ Thủ đô và công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Công ty Home Credit Việt Nam) đã triển khai chương trình trao vốn vay không lãi để hỗ trợ phụ nữ khó khăn trên địa bàn Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị giờ đã vươn lên, bắt đầu làm ăn khấm khá.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng một số nguồn vốn uy tín để tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho chị em, giúp các gia đình hội viên phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên làm...

38 năm Báo Hội đồng hành cùng hội viên phụ nữ

38 năm Báo Hội đồng hành cùng hội viên phụ nữ

Trong 38 năm hình thành và phát triển (19/8/1986-19/8/2024), Báo Phụ nữ Thủ đô đã trở thành người bạn thân thiết, góp phần giúp cán bộ, hội viên phụ nữ nói riêng, các độc giả gần xa nói chung nâng cao kiến thức mọi mặt, tích cực tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em phụ nữ. Cùng lắng nghe những chia sẻ của một số độc giả thân thiết nhân dịp “sinh nhật”...