“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Bài và ảnh: Giang Nam
Chia sẻ

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp phần cải thiện đời sống kinh tế người dân.

Chuỗi giá trị được nâng cao

Tây Tựu là làng hoa lớn và lâu đời của quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), nơi đây cũng là địa phương có kinh nghiệm trong ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào trồng và chăm sóc hoa, từ đó, cho ra nhiều giống hoa chất lượng, đủ sức cạnh tranh với những loại hoa khác trên thị trường. Với thương hiệu, chất lượng tốt, làng hoa Tây Tựu đã thu hút nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tới tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm.

Phó Chủ tịch UBND phường Tây Tựu Đoàn Mạnh Hùng cho biết, làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu được UBND thành phố Hà Nội công nhận từ năm 2016. Hiện tại, phường có 322,35 ha diện tích trồng cây và hoa. Người dân Tây Tựu thuê ngoài trên 700 ha tại các địa phương khác như: Tân Lập, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng… để phát triển trồng hoa.

Đáng chú ý, theo ông Đoàn Mạnh Hùng, để làng nghề phát triển bền vững, Tây Tựu đã tích cực triển khai Chương trình số 02-CTr/QU của Quận ủy Bắc Từ Liêm về “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận giai đoạn 2021 - 2025”. Phường cũng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Hoa Tây Tựu”; xây dựng các tiêu chí về kỹ thuật trồng, hình dạng, kích thước, màu sắc cho 7 loại hoa: Hồng, cúc, ly, loa kèn, đồng tiền… xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Hoa Tây Tựu”.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số - 1

Hoạt động xúc tiến, quảng bá nông sản.

Theo đại diện UBND phường Tây Tựu, với kỹ thuật trồng hoa hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và sự hỗ trợ từ chính quyền, người dân có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó gia tăng thu nhập. Nếu như, thu nhập bình quân theo đầu người của phường năm 2020 là 40 triệu/người thì đến năm 2024 là 55 triệu đồng/người.

Cũng tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) hiện cũng đang hợp tác triển khai 2 mô hình sản xuất lúa và trồng bưởi Diễn theo hướng hữu cơ. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đơn vị đã đưa công nghệ 4.0 vào quản lý, giám sát. Camera giám sát được lắp đặt trên cánh đồng. Thông tin về ngày xuống giống, bón phân, chăm sóc đều được ghi chép đầy đủ thông qua nhật ký điện tử eGAP… Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn bộ chuỗi sản xuất. Người tiêu dùng có thể kiểm chứng qua trích xuất hình ảnh. Nhờ đó, hợp tác xã có thể kiểm soát được nguồn gốc điện tử cho từng hộ, từng thửa ruộng.

Tương tự, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) cũng đang triển khai công nghệ 4.0 vào trong sản xuất. Bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cho biết, Hợp tác xã thực hiện nghiêm ngặt theo đúng nguyên tắc “5 không” (không sử dụng thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen). Trong sản xuất, hợp tác xã sử dụng phân bón hữu cơ và men vi sinh, không lên luống, xử lý nấm bệnh bằng máy đốt dùng khí ga, gieo hạt bằng máy từ trong ra ngoài, gieo xong đóng cửa, tưới giữ ẩm bằng máy phun sương chờ ngày thu hoạch.

Ngoài ra, hiện nay để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, hợp tác xã đã sử dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội để tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm. Với sự chủ động trong ứng dụng công nghệ số, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đã quảng cáo các sản phẩm của mình thông qua mạng xã hội như facebook, zalo... Nhờ đó, thương hiệu rau hữu cơ của hợp tác xã đã nổi tiếng khắp trong và ngoài thành phố Hà Nội.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

Thực tế, chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội, chuyển đổi số sẽ giúp khắc phục những hạn chế về chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu... để từ đó hình thành nền nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị, thu nhập cao.

Đáng chú ý, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, Hà Nội xác định dựa trên nền tảng dữ liệu, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản...; phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn; cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số - 2

Người nông dân ứng dụng chuyển đổi số, tìm đầu ra cho nông sản.

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các mô hình ứng dụng hiệu quả tập trung nhiều tại các huyện như Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Hà Nội cũng bố trí hơn 10 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các huyện trong việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Trong năm 2024, chương trình được triển khai tại 7 địa điểm, hỗ trợ 28 cơ sở với tổng kinh phí 3.657 tỷ đồng. Năm 2025, kế hoạch dự kiến sẽ mở rộng sang 8 huyện khác, với 49 cơ sở được hỗ trợ, tổng kinh phí khoảng 6.551 tỷ đồng.

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội, vì vậy, việc phát triển một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực nội tại hướng đến sự phát triển bền vững của Thủ đô. Hơn hết, với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và công nghệ, đặc biệt là việc hỗ trợ các phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đã và đang trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, giám sát và kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường.

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn hướng đến mục tiêu tạo mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị; kết nối người dân, doanh nghiệp và thị trường; kết nối người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường. Nói cách khác, Hà Nội hướng đến giải quyết bài toán chuyển đổi số cũng chính là giải quyết bài toán về kết nối giữa các thành phần kinh tế từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi đúng đắn và cần thiết của Hà Nội trong thời điểm hiện tại.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Giang Nam

Tin cùng chuyên mục

Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, tích cực bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố và địa phương, vận dụng và cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2024.