Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Tại Thủ đô Hà Nội vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Theo kết quả thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra, trong khi đó, việc gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố. Lượng rác thải này đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ đó, việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy rác thải rắn trở thành vấn đề nan giải, thách thức lớn với công tác quản lý đô thị của thành phố; tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, Thành phố luôn tích cực tổ chức các phong trào về bảo vệ môi trường; xây dựng các chiến lược về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; triển khai đồng bộ các giải pháp trong viêc bảo vệ môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường mang tính bền vững. Bên cạnh đó, chính quyền Thành phố luôn quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường để Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn - 1

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn

Với trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức Hội Phụ nữ trong việc chủ động tham gia giải quyết những vấn đề về môi trường của Thành phố, những năm qua Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN các quận/huyện và cơ sở đổi mới các phương thức truyền thông nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về bảo vệ môi trường; xây dựng được nhiều mô hình, cách làm hay có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Mỗi cơ sở Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực, nhiều công trình phần việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”… Năm 2024, Hội Phụ nữ đã tổ chức “Ngày Phụ nữ Thủ đô chung tay phân loại và xử lý rác thải” nhằm tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô tích cực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả về phân loại và xử lý rác thải trong các cấp Hội phụ nữ Thủ đô, đặc biệt là trong bối cảnh toàn dân khẩn trương vệ sinh môi trường khắc phục sau cơn bão số 3.

Không dừng ở việc tuyên truyền, phân loại, xử lý rác thải, để có thể khai thác triệt để hiệu quả từ rác thải, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã linh hoạt, đổi mới các mô hình, cách làm hay, hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rác.

Có thể thấy, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, chất thải rắn sinh hoạt có thể trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.

Nhân rộng các mô hình  hiệu quả

Hiện nay, Hội LHPN Hà Nội tập trung chỉ đạo triển khai, duy trì hiệu quả và nhân rộng 2 mô hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới kinh tế tuần hoàn chủ đạo là mô hình “Đổi phế liệu giữ màu xanh, gây quỹ từ thiện” và “Phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình”.

Hội LHPN quận Hoàng Mai là một trong những đơn vị tiên phong xây dựng nhiều mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường, tiêu biểu như mô hình “Trạm rác văn minh”. Theo chị Nguyễn Lệ Hằng, Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàng Mai, từ tháng 8/2023, Quận Hội đã đồng loạt khánh thành 20 “Trạm rác văn minh” trên địa bàn 14 phường tại các điểm công cộng như: Trường học, khu chung cư cao tầng, khu dân cư, tại các chợ... để không chỉ cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia phân loại rác thải rắn sinh hoạt có giá trị tái chế cao như chai, lọ, thùng giấy, bìa,... mà ngay cả người dân đều có thể thực hiện dễ dàng. Sau khi phân loại Hội bán rác tái chế để gây quỹ hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho các hoạt động của Hội LHPN các cấp.

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn - 2

Cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô phân loại, xử lý rác thải.

Cùng với quận Hoàng Mai, thời gian qua, để nâng cao hiệu quả mô hình, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã liên tục sáng tạo, đổi mới hình thức triển khai, tiêu biểu như: Mô hình “Ngôi nhà xanh”, mô hình “Nhà của pin” được thiết kế nhỏ gọn, gắn tại cửa các hộ gia đình tình nguyện tham gia, phù hợp không gian nhỏ, hẹp của ngõ, ngách các khu dân cư thuộc khu vực nội đô. Hay như mô hình CLB “Hỗ trợ phụ nữ thu gom ve chai” tại quận Nam Từ Liêm với các hoạt động liên kết, tập huấn, vận động nguồn xã hội hóa hỗ trợ vật dụng bảo hộ cần thiết trong công tác thu gom, phân loại rác thải dành cho đối tượng phụ nữ làm nghề thu gom ve chai tại địa phương. Qua đó, tạo vòng tuần hoàn khép kín, giúp công tác thu gom, phân loại và bán để gây quỹ được triển khai hiệu quả, được cấp ủy chính quyền ghi nhận đánh giá cao. Đến nay, mô hình đã được triển khai rộng khắp Thành phố. Trung bình hàng năm, các cấp Hội thu gom, phân loại và gây quỹ khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Mô hình “Phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình” được thực hiện theo Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến 2025” của UBND Thành phố giao Hội LHPN Hà Nội chủ trì từ năm 2022 đến nay.

Mô hình được triển khai bước đầu tại các huyện ngoại thành. Hàng năm các cấp Hội Thủ đô khu vực ngoại thành tổ chức tập huấn quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, giải pháp thu gom, xử lý và tái chế rác thải rắn, ứng dụng IMO nông nghiệp cho hơn 2.800 hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đồng thời, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai mô hình. Kết quả, sau một năm triển khai, đã có 50.761/66.681 (đạt 76,12%) hộ gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn 18 huyện, thị xã áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi của các hộ gia đình, đồng thời, giúp giảm gần 13 tấn rác thải (khoảng 40%) xả trực tiếp ra môi trường.

Trong thời gian tới, để các mô hình được triển khai, duy trì, phát huy hiệu quả tối đa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết: Hội LHPN TP Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sau: Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô tham gia thực hiện, duy trì các mô hình phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình gắn với phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội, thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của Thành phố, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, ứng phó biến đổi khí hậu... góp phần xây dựng nếp sống lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh; Phát huy thế mạnh các kênh truyền thông của Hội, mạng xã hội trong đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; Đánh giá và nhân rộng các mô hình điểm trong công tác thực hiện phong trào, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; Chủ động kêu gọi xã hội hóa, liên kết, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, dự án tình nguyện vì môi trường, xây dựng kinh tế tuần hoàn từ việc phân loại, xử lý rác thải của các doanh nghiệp, đơn vị tại địa phương, tạo nguồn lực hỗ trợ triển khai, nhân rộng mô hình hiệu quả.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, tích cực bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố và địa phương, vận dụng và cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2024.

Nghệ sĩ gạo cội góp sức cho Hà Nội dấu yêu

Nghệ sĩ gạo cội góp sức cho Hà Nội dấu yêu

Từng đảm trách rất nhiều vai diễn, cống hiến hết mình cho nghệ thuật nhưng các nghệ sĩ gạo cội như NSND Bùi Bài Bình, NSND Lan Hương, NSND Trần Lực… vẫn rất vui khi góp sức dù nhỏ bé cho phim về Hà Nội yêu dấu.

Phụ nữ Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 382/382 xã đã về đích nông thôn mới, 18/18 huyện/thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Góp sức vào kết quả đó có vai trò của các cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô.

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 -10/10/2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Qua đó, tạo được phong trào thi đua sôi nổi, cổ vũ cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc

Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc

Với chủ đề “Duyên dáng Áo dài Hà Nội”, Carnaval áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” năm 2024 do Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô vừa khép lại với nhiều thành công. Carnaval đã góp phần lan tỏa tình yêu, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài...

Tưng bừng chào đón ngày 20/10

Tưng bừng chào đón ngày 20/10

Nhằm biểu dương những cán bộ Hội tiêu biểu, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất cho 30 cán bộ Hội chuyên trách các cấp và biểu dương 102 Chủ tịch Hội LHPN huyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

“Bông hồng thép” góp sức vì bình yên cho Thủ đô

“Bông hồng thép” góp sức vì bình yên cho Thủ đô

Là nữ trinh sát duy nhất của Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hà Nội, Trung tá Đinh Thị Huyền Diệu đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những chiến công lập nên, chị là minh chứng cho những phẩm chất đặc biệt của người nữ chiến...