Hội Phụ nữ - cầu nối uy tín đưa đồng vốn đến với người cần

BÀI VÀ ẢNH: MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với trọng trách chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, những năm qua, các cấp Hội LHPN TP Hà Nội luôn xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Nhờ đồng vốn mới có ngày hôm nay

Cứ cuối tuần, hàng xóm lại thấy chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1980), hội viên Chi hội Phụ nữ xóm 5, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức chở ổi lên khu vực trung tâm quận Cầu Giấy để bán. “Chỗ ấy toàn khách quen của tôi, họ thích ăn ổi và cứ chờ đến cuối tuần để mua nhiều một thể”, chị Huệ cho biết. 

Nhớ lại độ mười năm trước, vợ chồng chị Huệ vẫn còn nằm trong diện cận nghèo. Hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, chồng chị bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thường xuyên phải đi bệnh viện và chi phí thuốc men rất tốn kém. Biết có đồng vốn vay ưu đãi mà Hội Phụ nữ nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Huệ mạnh dạn vay 50 triệu để đầu tư cây giống, thuê đất trồng ổi Di Trạch, bưởi Diễn, xen kẽ là các loại cây và nuôi gia súc, gia cầm… Từ sự giúp đỡ ban đầu của tổ chức Hội, cùng sự chịu khó, cần cù của cả hai vợ chồng, đến nay, vườn bưởi, ổi của gia đình chị Huệ đang có tổng diện tích 8 sào với khoảng 30 gốc bưởi Diễn và 200 gốc ổi Di Trạch.

Ngoài ra, chị còn trồng thêm cà chua, nuôi gà, vịt, chó để cải thiện thêm thu nhập. Ổi là loại cây ăn quả mang lại thu nhập chính cho gia đình chị Huệ, vào chính vụ lúc ổi ngon, giòn nhất, chị Huệ bán được 50-70kg ổi một ngày. “Từ những đồng vốn vay ưu đãi mà tổ chức Hội được ủy thác cho tôi vay, đến giờ chồng tôi có tiền lo thuốc men, thăm khám mỗi tháng, các con tôi giúp bố mẹ chăm nom vườn tược, cả nhà cố gắng làm lụng, không còn cảnh phải giật gấu vá vai, tôi rất biết ơn những đồng vốn đã làm đổi thay cả gia đình mình”, chị Huệ xúc động cho hay.

Hội Phụ nữ - cầu nối uy tín đưa đồng vốn đến với người cần - 1

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cùng đoàn công tác kiểm tra hoạt động ủy thác vay vốn năm 2023 tại Hội LHPN xã Đông La, huyện Hoài Đức.

Đến giờ, về thôn Ích Vịnh, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, không ai không tỏ chị Nguyễn Thị Hồng, từ một cô thợ may chuyên đi nhận hàng về may thuê giờ đã thành bà chủ, có xưởng may tạo thu nhập ổn định 7-8 triệu đồng/tháng cho gần 20 nhân công cũng là hội viên phụ nữ xã. “Tôi có được ngày hôm nay cũng là nhờ đồng vốn từ tổ chức Hội đứng ra vay giúp”, chị Hồng nói. Nhớ lại ngày còn làm thợ may, có tay nghề nhưng không có vốn, một thời gian dài chị phải thắt lung buộc bụng nuôi con vì đồng lương eo hẹp. Rồi được Hội Phụ nữ xã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và động viên, chị mạnh dạn vay 50 triệu để đầu tư mua máy may, thuê nhà xưởng và nhân công để… làm ăn lớn. Thời gian đầu, chị cũng lo lắng lắm. Nhưng cứ chăm chỉ làm, cố gắng nhận nhiều đơn hàng rồi cũng có ngày thành công. Đến nay, gia đình chị Hồng vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn, hai con học hành nên người, chồng chị Hồng ngoài công việc lái xe chở khách thì cứ hễ rảnh là phụ chở hàng cho vợ.

Chị Huệ, chị Hồng là hai trong rất nhiều hội viên phụ nữ khó khăn được các cấp Hội LHPN TP Hà Nội nhận ủy thác quản lý nguồn vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), từ đó đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Hội viên phụ nữ có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế, tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhu cầu vay vốn của hội viên và nhân dân là rất lớn

Vừa qua, đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra hoạt động ủy thác vay vốn năm 2023 đối với Hội LHPN xã Đông La, huyện Hoài Đức. Tại đây, Hội LHPN xã đang quản lý 5 tổ vay vốn Ngân hàng chính sách phân bổ ở 3 thôn: Đông Lao 3 tổ, Đồng Nhân 1 tổ, La Tinh 1 tổ với tổng dư nợ 9.225.500.000 đồng cho 267 hộ vay và không có nợ quá hạn. 100% các hộ vay đều tham gia tiết kiệm từ 100.000đ/hộ/tháng đã phần nào giúp đỡ được các hộ giảm bớt khó khăn, tăng thu nhập và góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo ở địa phương, đến nay tổng số tiền tiết kiệm của các hộ vay do Hội Phụ nữ quản lý là 527.599.000đ.

Theo Chủ tịch Hội LHPN xã Đông La Nguyễn Thị Hoa, nhu cầu vay vốn của hội viên và nhân dân là rất lớn. “Chúng tôi rất mong Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tổ chức Hội và các ngành cấp trên tiếp tục quan tâm phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi đặc biệt là nguồn vốn giải quyết việc làm để người dân trong xã được tiếp cận, giảm lãi suất, giảm bớt thủ tục giấy tờ khi làm hồ sơ cho hội viên vay vốn”, chị Hoa nói.

Hội Phụ nữ - cầu nối uy tín đưa đồng vốn đến với người cần - 2

Mô hình trồng bưởi, ổi của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1980), hội viên Chi hội Phụ nữ xóm 5, thôn Đông Lao, xã Đông La.

Những đồng vốn được tổ chức Hội nhận ủy thác vay luôn tạo được uy tín với người dân bởi chính các tổ trưởng tổ vay vốn cũng đều là các bà, các chị cán bộ Hội, những người có tinh thần, trách nhiệm, uy tín trong khu dân cư. Như tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, theo chị Vũ Thị Phượng, Chủ tịch Hội LHPN xã, “khi có nguồn vốn được bổ sung, chúng tôi tổ chức các cuộc họp bình xét cho vay vốn, hướng dẫn tổ viên phát triển kinh tế hộ và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Hướng dẫn hội viên hoàn thiện hồ sơ vay vốn, chứng kiến việc giải ngân, đôn đốc thu lãi - trả gốc đúng thời hạn theo quy định của ngân hàng. 100% tổ trưởng vay vốn thực hiện thu, nộp lãi, tiết kiệm và phổ biến đến tổ viên theo chương trình của ngân hàng đã triển khai”.

Nhờ những đồng vốn kịp thời và sự chủ động phối hợp của Hội LHPN xã với Ban trợ giúp giảm nghèo của xã cùng các ngành, đã có nhiều chính sách, các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho các gia đình. Từ nguồn vốn vay trên, năm 2022, Hội LHPN xã đã đăng ký giúp đỡ 7 hộ cận nghèo và đã giúp được 10 hộ cận nghèo thoát cận nghèo như chị Đặng Thị Cúc, chị Doãn Thị Hà (thôn La Thạch)…

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho rằng, thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hộ gia đình hội viên vay vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Chị em phụ nữ với vai trò là trụ cột của gia đình, là người giữ tay hòm, chìa khóa đã tiếp nhận vốn tín dụng chính sách, quán xuyến, sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, từng bước đưa gia đình vươn lên thoát nghèo, phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đề nghị thời gian tới, các cấp Hội LHPN cần tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Ngân hàng trong việc cho vay vốn; nắm chắc nhu cầu vay vốn của các đối tượng tại địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn...

Chia sẻ

BÀI VÀ ẢNH: MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp...

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Thủ đô xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thời gian qua, cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, tích cực bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố và địa phương, vận dụng và cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2024.

Nghệ sĩ gạo cội góp sức cho Hà Nội dấu yêu

Nghệ sĩ gạo cội góp sức cho Hà Nội dấu yêu

Từng đảm trách rất nhiều vai diễn, cống hiến hết mình cho nghệ thuật nhưng các nghệ sĩ gạo cội như NSND Bùi Bài Bình, NSND Lan Hương, NSND Trần Lực… vẫn rất vui khi góp sức dù nhỏ bé cho phim về Hà Nội yêu dấu.