Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” nhằm hướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội không những hiện đại mà còn gắn liền với giá trị bền vững và thân thiện với môi trường. Chung tay cùng các cấp ngành, đoàn thể, mỗi gia đình, cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư đang tích cực chung tay hành động từ những việc làm nhỏ nhất để đóng góp vào việc xây dựng một Thủ đô xanh, sạch và đẹp.

Nhân rộng nhiều tuyến đường xanh, sạch đẹp nở hoa

Những ngày cuối năm, đi trên tuyến đê tại thôn Minh Hòa 3, xã Minh Khai huyện Hoài Đức, nhiều người bất ngờ trước sự sáng tạo trong cải tạo, làm đẹp tuyến đường của chị em hội viên phụ nữ. Không quản mưa, nắng, các cô, các bà đã tranh thủ thời gian tập trung công sức, vận động nguồn lực xã hội hóa (gần 100 triệu đồng), cộng với ngày công lao động để cùng người dân tham gia vẽ tranh bích họa trên tuyến đê, trồng cây xanh, cây hoa đủ màu sắc. Đây cũng là tuyến đường được Hội LHPN Hà Nội chấm giải Nhất trong cụm thi đua số 5 trong cuộc thi “Đoạn đường/tuyến phố bích họa /nở hoa” năm 2024. Chị Lê Thị Điểm, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức cho biết: Từ năm 2021 đến nay, Hội Phụ nữ đều đăng ký tham gia cuộc thi do Thành Hội tổ chức, mỗi năm lại nhân lên thêm một tuyến đường kiểu mẫu để các địa bàn khác cùng đến học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tuyến đường còn mang theo tình cảm, tâm huyết của chị em hội viên phụ nữ chung tay cùng các cấp ngành, đoàn thể và người dân hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao trên hành trình trở thành quận “Xanh - văn minh - hiện đại” trong thời gian tới.

Với những việc làm cụ thể, thiết thực để từng bước thay đổi diện mạo của quê hương thành miền quê đáng sống, chung tay vì môi trường xanh, sạch đẹp, các cấp Hội Phụ nữ huyện Chương Mỹ đã nhân rộng mô hình đoạn đường nở hoa theo từng năm. Chị Bùi Minh Đức, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Năm 2023 xã Đại Yên đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nhiều tuyến đường đã được bê tông hóa, lắp đặt năng lượng mặt trời để thắp sáng giao thông nông thôn. Tuy nhiên, hai bên ven đường cỏ vẫn mọc um tùm... Hội Phụ nữ huyện đã vận động nguồn xã hội hóa 126 triệu đồng để trồng 2.000 cây mắt ngọc, 10 cây ngọc bút, đặc biệt là có 80 cây hoa giấy các loại được tạo kiểu dáng hình trái tim; cùng với việc trồng các cây ngũ sắc, bàng,… Giờ đây, tuyến đường trở thành điểm check-in của nhiều người dân mỗi dịp đi qua.

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” - 1

Các đại biểu tham gia lễ phát động phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” do UBND TP tổ chức.

Còn tại quận Đống Đa, chị Trần Thị Minh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN quận cho biết: Quận và 21 phường đã tọa đàm, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhân rộng mô hình trồng rau xanh, sạch trên ban công mái nhà của hội viên phụ nữ phường Láng Thượng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức cá nhân đóng góp để triển khai thực hiện các phần việc, công trình phụ nữ như xây dựng tại mỗi phường 1-2 mô hình kiểu mẫu về trồng cây xanh, cây hoa, vẽ tranh bích họa, xóa điểm rác, tổng vệ sinh môi trường thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, đơn vị.

Có thể nhận thấy, thời gian qua, cùng với việc nhân rộng các mô hình tuyến đường do phụ nữ tự quản, Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc đã tiếp tục nền nếp tổng vệ sinh vào các sáng thứ 7, Chủ nhật hàng tuần và các dịp lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Lan tỏa phong trào “Sáng- Xanh - Sạch - Đẹp”

Tại quận Hai Bà Trưng, Hội LHPN quận đã hỗ trợ Hội Phụ nữ các phường xây dựng những mô hình trên địa bàn như mô hình: “Tái chế rác thải nhựa”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Con đường không rác”, “Con đường sáng - xanh- sạch đẹp - an toàn”, “Con đường hoa”, “Trồng cây xanh ven đường”...; đồng thời duy trì mỗi tuần 2 buổi kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện mô hình điểm và tổ chức thực hiện chuyên đề ở các cấp Hội, từ đó kịp thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, triển khai. Chủ tịch Hội LHPN quận Hai Bà Trưng Tạ Thị Thanh Huyền cho biết: Đến nay 100% cơ sở Hội đã hưởng ứng xóa bỏ chân rác, trồng cây, hoa và tuyên truyền người dân không đổ, vứt rác bừa bãi; phân công hội viên trực từ 17-22h hằng ngày nhắc nhở người dân đổ rác đúng quy định. Đặc biệt, các cấp Hội đã xóa bỏ được 22/30 điểm rác, chân rác làm đẹp cảnh quan.

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” - 2

Cán bộ hội viên phụ nữ phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm tham gia thu gom phế liệu bảo vệ môi trường.

Nhằm thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp", phát triển bền vững, ngày 10/12/2024, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, kêu gọi toàn thể công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tham gia tích cực nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường sống cho các thế hệ tương lai. Thành phố kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và duy trì các thói quen quản lý rác thải tại nguồn. Trong đó, mỗi gia đình, khu dân cư cần chủ động thu gom, phân loại và giảm thiểu rác thải từ chính nơi sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, mọi người dân Thành phố bảo vệ nguồn nước, không khí và môi trường sống bằng việc sử dụng tiết kiệm nước, giảm phát thải khí độc hại và tích cực bảo vệ không gian xanh. Người dân tích cực chăm sóc và phát triển không gian xanh bằng việc trồng cây xanh, biến mỗi cây xanh được trồng, mỗi con đường sạch đẹp là một phần của hành trình xây dựng Thủ đô xanh hơn, đẹp hơn…

Cùng với Thành phố, với mong muốn góp phần tạo cảnh quan môi trường Xanh - sạch - đẹp, vừa qua, Hội LHPN quận Ba Đình đã hưởng ứng tổ chức “Phát động ra quân cao điểm vệ sinh môi trường, chỉnh trang công trình xây dựng đô thị văn minh, xây dựng mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác”. Trong đợt thi đua 100 ngày cao điểm, Hội LHPN 14 phường trong toàn quận đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, chỉnh trang các công trình  trên khắp địa bàn toàn quận và tại Bến hoa Phúc Xá, gần 70 phụ nữ đã chung tay chỉnh trang, cắt tỉa thay thế cây hoa chuẩn bị vụ hoa mới đón Tết Nguyên đán xuân Ất Tỵ 2025. Mỗi phường chọn một đoạn đường tuyến phố nằm trên trục đường xuyên tâm, tuyến phố chính có độ dài tối thiểu 300m, ra quân tuyên truyền vận động người dân chung tay xây dựng “Đoạn đường, tuyến phố không rác”; thành lập “Tổ phụ nữ xung kích tuyên truyền, hành động vì đô thị xanh”.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết: Thực hiện phong trào thi đua “Sáng- Xanh - Sạch - Đẹp” của TP Hà Nội phát động, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” xuân Ất Tỵ năm 2025 với các nội dung cụ thể: Mỗi hội viên phụ nữ một cây xanh, mỗi tổ chức Hội có một công trình xanh, góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Thành ủy, UBND TP, xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh văn hiến, văn minh, hiện đại. Thông qua Tết trồng cây đầu xuân giúp các cấp Hội, cán bộ hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc trồng cây xanh, thấy được vai trò của cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phấn đấu năm 2025, các cấp Hội trồng mới 95.000 cây xanh, cây hoa, cây trái, thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 95 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam. Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc phát động trong các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ địa phương, đơn vị tham gia phong trào trồng cây tạo khí thế thi đua ngay những ngày đầu xuân mới; quan tâm trồng cây, hoa tại các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, đoạn đường phụ nữ tự quản, quan tâm phối hợp trồng cây tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi…

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...