Sau sinh là khoảng thời gian mà mọi bà mẹ đều cần được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một bát canh gà nóng hổi, thơm lừng có thể là món ăn cứu rỗi cho những ngày cơ thể suy nhược và tâm lý còn chưa ổn định. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự tận tâm cũng đi kèm với sự hiểu biết – nhất là khi khoảng cách thế hệ và quan điểm chăm sóc sau sinh vẫn còn quá khác biệt.
Câu chuyện của chị An, một bà mẹ trẻ vừa sinh con đầu lòng, khiến nhiều người không biết nên cười hay nên thương. Sau khi sinh, chồng chị đã đón mẹ ruột từ quê lên thành phố để chăm sóc vợ trong thời gian ở cữ. Mẹ chồng chị An là người nông thôn chất phác, thật thà. Biết con dâu sắp sinh, bà đã chuẩn bị kỹ lưỡng – mang hẳn 3 con gà mái nhà nuôi từ quê lên với mục đích… nấu canh tẩm bổ.
Mẹ chồng chị An lên thành phố chăm sóc con dâu.
Trong quan niệm của bà, chẳng gì bổ hơn canh gà. Mỗi ngày, bà đều đặn bưng vào phòng con dâu một bát canh gà nghi ngút khói. Dù chị An có hơi ngán, bà vẫn nhẹ nhàng thúc ép: “Cứ uống đi cho nhiều sữa, không ăn là sau này yếu lắm đó!”. Và thế là, suốt nửa tháng trời, canh gà trở thành “món chính” bất biến.
Cho đến một ngày, chồng chị An tan làm về sớm. Vừa mở cửa nhà đã thấy mùi canh gà quen thuộc, anh cũng thấy bụng sôi sục, nghĩ bụng: “Ngày nào vợ cũng ăn, chắc ngon lắm!”. Thế là anh tranh thủ lúc mẹ chưa vào bếp, lén múc một bát rồi húp thử.
Chỉ vừa nhấp một ngụm, gương mặt anh lập tức biến sắc. Mùi vị canh không còn thơm như tưởng tượng, mà chua nhẹ, tanh nhẹ, như thể đã để lâu ngày. Anh vội lén kéo mẹ sang một bên hỏi nhỏ. Lúc này, mẹ anh mới thật thà kể rằng: Để tiết kiệm thời gian và công sức, ngay ngày đầu lên thành phố, bà đã hầm hết 3 con gà thành một nồi to, chia sẵn thành nhiều phần rồi bỏ vào tủ lạnh. Mỗi ngày, bà chỉ cần hâm lại một phần là xong.
Chỉ vừa nhấp một ngụm canh gà nhỏ, gương mặt anh lập tức biến sắc.
Nghe đến đây, người chồng hoang mang tột độ. Hóa ra, suốt nửa tháng nay, vợ mình toàn uống canh… để tủ lạnh. Dù biết mẹ già không cố ý, nhưng nghĩ đến sức khỏe của vợ, anh không khỏi xót xa. Sau một đêm trăn trở, anh quyết định nhẹ nhàng tiễn mẹ về quê “nghỉ ngơi cho khỏe”, đồng thời thuê một người giúp việc chuyên chăm mẹ sau sinh để mọi thứ được chỉn chu, khoa học hơn. Rất may, nhờ cách xử lý khéo léo của chồng mà câu chuyện không biến thành một trận chiến mẹ chồng – nàng dâu căng thẳng.
Thực tế, có rất nhiều bà mẹ sau sinh từng trải qua tình huống tương tự. Chăm con dâu ở cữ là chuyện không dễ, vì đôi khi sự tận tâm lại bị “trói buộc” bởi những quan niệm xưa cũ. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn thuê người chăm theo giờ, hoặc để mẹ đẻ phụ giúp, nhằm tránh những mâu thuẫn không đáng có.
Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng trong thời gian ở cữ
Trong khoảng thời gian hậu sản, việc ăn uống của mẹ bầu vô cùng quan trọng, nhưng không phải cứ ăn đồ “bổ” là tốt. Dưới đây là một vài lưu ý mà các mẹ cần ghi nhớ để tránh biến giai đoạn ở cữ thành… ác mộng:
1. Tránh ăn quá nhiều đồ bổ, nhiều mỡ
Giò heo hầm, canh gà, thuốc bắc… không phải lúc nào cũng là "vị cứu tinh". Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ dễ khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí gây tắc tia sữa. Nên thay đổi món linh hoạt, bổ sung rau củ, cá, trái cây để cân bằng dinh dưỡng.
2. Không nên ăn kiêng quá sớm
Rất nhiều bà mẹ sau sinh vội vàng giảm cân bằng cách nhịn cơm, cắt thịt. Nhưng điều này lại phản tác dụng. Thiếu tinh bột, thiếu đạm sẽ khiến cơ thể suy nhược, lâu hồi phục và còn ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé. Giảm cân thì để sau, giờ là lúc cần khỏe mạnh!
3. Tránh thực phẩm gây hại cho dạ dày và sữa
Các món như lẩu cay, chiên rán, đồ nướng… nên hạn chế. Vì trong thời gian này, hệ tiêu hóa còn yếu, ăn những món đó dễ gây táo bón, khó chịu. Hơn nữa, vị cay hoặc chất kích thích trong thức ăn có thể truyền vào sữa, ảnh hưởng đến em bé.
Xem thêm video sau đây:
Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống