Tình yêu là sự sẻ chia

QUỲNH AN
Chia sẻ

Tình yêu không phải thể hiện ở một hai ngày lễ Valentine trong năm, mà với nhiều ông chồng, tình yêu thương vợ con, gia đình được thể hiện bằng tất cả các ngày, với những hành động thiết thực.

Trách nhiệm với gia đình để thể hiện tình yêu thương

Hiện nay, ngày càng có nhiều người đàn ông không ngại thể hiện tình yêu thương, quan tâm chăm lo cho vợ trong gia đình. Nhiều ông chồng còn coi đó là “việc bình thường” và “đáng tự hào” với mọi người. Anh Long, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, anh kết hôn gần 10 năm và có hai con, con lớn 7 tuổi, con nhỏ mới 2 tuổi. Thời gian chung sống, vợ chồng anh chưa bao giờ to tiếng với nhau, bởi cả hai luôn có sự chia sẻ, trao đổi và quan tâm nhau trong cuộc sống. Anh không bao giờ chỉ trích, xúc phạm vợ, ngay cả khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn… Trong cuộc sống hằng ngày, anh không ngần ngại cùng vợ làm việc nhà, chăm sóc con… Vợ anh, chị Bình mỗi lần nhắc đến chồng đều tự hào vì có chồng luôn sẻ chia, chăm sóc, quan tâm từ những cử chỉ nhỏ. Với chị, mỗi ngày trong gia đình đều là ngày lễ tình nhân, bởi không phải đến ngày lễ, chồng chị mới mua quà tặng vợ. “Đôi khi anh ấy đi làm về, mua một bó hoa nhỏ về cắm, hay đưa vợ đi ăn, đi chơi cuối tuần… Đó là những món quà ý nghĩa vô cùng mà tôi thường xuyên được nhận” - chị chia sẻ.

Anh Tài, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng cho biết, anh kết hôn năm 27 tuổi, hiện đã có hai công chúa xinh xắn và đáng yêu. Con gái lớn của anh tròn 5 tuổi, còn con gái thứ hai đang tập đi. Sau giờ làm, anh đều về sớm phụ vợ việc nhà và chơi với hai con. Cuối tuần, gia đình anh đều dành thời gian bên nhau, hoặc đi công viên, hoặc thăm ông bà, hoặc cùng nhau xem phim. Anh thường dùng hình ảnh trực quan để giới thiệu, hướng dẫn, và dạy dỗ các con của mình... Mặc dù là cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Địa lý, áp lực công việc vô cùng lớn, nhưng anh cho biết, chơi với con và làm việc nhà là “liều thuốc công hiệu” giúp anh “quên hết mệt mỏi và có động lực làm việc” hơn.

Tình yêu là sự sẻ chia - 1

Ảnh minh họa

Còn Nguyễn Cao Cường, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội lại được coi là “người chồng mẫu mực” trong gia đình, nổi tiếng “chiều vợ” từ lúc mới cưới. Anh coi việc nhà như “việc của mình”. Từ khi có con, anh càng  “đảm đang” hơn. Việc giặt tã, thay bỉm cho con không còn khó với anh. Con đến tuổi ăn dặm, anh là đầu bếp quấy bột cho con ăn. “Làm cho vợ con mình chứ có cho ai đâu mà tính hơn thiệt” - anh Cường nói. “Vẻ nam tính của một người đàn ông không nằm ở bộ râu hay cơ bắp mà ở việc anh ta có phải là bờ vai vững chắc để bảo vệ và chăm sóc cho vợ con không” – anh nói. Anh từng tham gia khóa học 4 ngày dạy cách làm một “ông bố đảm”, cách tắm và cho con ăn dặm. Anh áp dụng vào cuộc sống của hai vợ chồng, đặc biệt là khi có cô gái nhỏ chào đời năm 2012. “Vợ chồng tôi đều tự giác chia sẻ việc nhà với nhau. Ai về sớm sẽ đi đón con, đi chợ, vào bếp nấu cơm. Tháng trước, vợ tôi đi công tác, tôi làm cho con… “quên” khóc đòi mẹ” – anh bật mí.

Để ngày nào cũng là ngày Valentine

Cách đây không lâu, nhiều chị em đã chia sẻ trên các diễn đàn dành cho phụ nữ hình ảnh chồng mình đang chăm sóc con nhỏ rất ân cần, chu đáo. Không những thế, nhưng người chồng này còn không ngần ngại làm việc nhà, giặt quần áo, tã lót cho con... trong suốt quá trình vợ mang bầu, vượt cạn, ở cữ. Chị Tâm, ở Mê Linh, Hà Nội chia sẻ: “Suốt ba lần ở cữ, chồng chị đều từ tay chăm sóc vợ, con, không nề hà bất cứ việc gì từ thay bỉm, nấu nướng, giặt giũ, cho con ăn, tắm cho con”. Chị còn khoe, chồng chị không rượu chè, cờ bạc, không gái gú chị chuyên tâm đi làm kiếm tiền, đến cuối tháng lĩnh lương lại đưa hết cho vợ. Mà chồng chị kinh doanh, nên mỗi tháng, thu nhập của anh xấp xỉ 50- 60 triệu đồng.

Khi vợ mang bầu, ở cữ đều cố gắng về nhà nấu cơm, dọn nhà, giặt đồ giúp vợ. Bữa cơm của chị khi sinh đứa bé thứ ba mà anh chuẩn bị gồm có bắp bò hầm, móng giò nấu đu đủ, tôm rang... Ngay lập tức, chia sẻ của chị Tâm thu hút đông đảo chị em quan tâm, bình luận. Người khen chồng chị Tâm khéo tay, nấu bữa cơm vừa ngon vừa đẹp mặt; người thầm ngưỡng mộ anh chồng giỏi kiếm tiền lại yêu thương, chiều chuộng vợ con; người lại tặc lưỡi: Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng.

Không chỉ có chị Tâm, nhiều người vợ chia sẻ hình ảnh người chồng vào bếp nấu đồ ăn đêm khi vợ mang bầu và kêu đói. Có người sẵn sàng rửa bát, giặt giũ khi vợ sinh nở. Có người đăng clip chia sẻ một ông bố vừa bế vừa hát ru con ngủ để vợ được nghỉ ngơi; thậm chí có chị còn đăng hình ảnh người chồng sẵn sàng gối đầu cho vợ lúc vợ đang đợi sinh ở bệnh viện... Những hình ảnh đó luôn khiến nhiều người ngưỡng mộ. Chị Trang (Thanh Xuân, HN) chia sẻ, trong khi người ta giao phó việc nhà cho vợ thì anh Thắng - chồng chị lại coi đó như “việc của mình”. Hai vợ chồng ở xa ông bà nội ngoại, nên mọi việc trong nhà, anh đều lo toan hết. Khi chị mang thai con đầu lòng, chồng chị càng chu đáo hơn, không bao giờ để chị đụng tay vào việc gì trong nhà. Ngày đi làm, tối đến, anh nấu cơm, dọn nhà giúp vợ. Sau bữa cơm, anh chủ động rửa bát, giặt đồ. Sáng sớm, Thắng cũng dậy sớm chuẩn bị sẵn cơm trưa để vợ đưa đi làm. “Hồi ấy tôi ốm nghén, không ăn được gì nhiều, chân tay lại bị nấm nên không thể làm gì được. Ông xã đi chọn mua từng thực phẩm sạch cho vợ, rồi giục vợ ăn. Mấy tháng cuối, chính ông xã là người giục tôi đi học lớp tiền sản trước khi sinh”. Từ khi có con, anh càng “đảm đang” hơn. Dù đã có bà nội ra chăm sóc cháu, song ông xã chị Trang luôn “giành” việc chăm sóc vợ con. Vợ chăm con nhỏ, anh giặt giũ cho vợ, giặt tã, thay bỉm cho con. Con đến tuổi ăn dặm, anh là đầu bếp thường xuyên quấy bột cho con ăn. Thỉnh thoảng, anh giúp vợ bế ẵm, ru con ngủ khi con thức giấc và tắm cho con. Chia sẻ với các mẹ, chị Trang hào hứng: “Soái ca của đời em đấy à”.

Tình yêu là sự sẻ chia - 2

Ảnh minh họa

Không chỉ trong đời thường, mạng xã hội cũng từng không ít lần sôi nổi hẳn bởi những người nổi tiếng không ngần ngại khoe hình ảnh mình dành thời gian chơi với con, làm việc nhà cùng vợ. Là nhân vật truyền hình nổi tiếng, bên cạnh việc được khán giả yêu mến, “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng còn được dân mạng theo dõi và ngưỡng mộ vì là một người chồng, người cha vui tính và yêu con. Nhiều quan điểm được anh đưa ra rất dí dỏm nhưng sâu sắc, có thể kể đến như, khi dân mạng hỏi “Anh có bị vợ bắt bế con không?”, anh không ngần ngại đáp lại: “Sao lại là bắt, giời ôi, chỉ mấy năm nữa là không được bế ấy chứ! Một là vì nó nặng rồi, hai là nó không cho bế nữa”…

Thực tế, ai cũng mong muốn có được cuộc sống đầy tình yêu thương, có sự chăm sóc của người thân xung quanh. Phụ nữ thì lại càng cần và xứng đáng có được điều đó. Ở thời hiện đại, vai trò, vị thế xã hội của phụ nữ càng cao thì gánh vác trách nhiệm trong gia đình và xã hội càng nhiều, trong khi những việc thuộc về thiên chức của người phụ nữ ở mỗi gia đình vẫn không thay đổi. Vì thế, phụ nữ xứng đáng được yêu thương, chăm sóc từng phút giây bởi người thân trong gia đình. Yêu thương đó phải được người chồng thể hiện qua hành động, cùng chia sẻ, đồng hành trong các công việc gia đình, ngoài xã hội với người phụ nữ, chứ không chỉ nghĩ ở trong đầu, giấu ở trong lòng, hay nói ngoài miệng.

Làm được như vậy thì ngày nào trong năm cũng là ngày Valentine.

Chia sẻ

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Tình già

Tình già

“Mẹ ơi, con xin phép đưa bố lên trông nhà cho vợ chồng con mấy bữa, khi nào ổn thỏa thì con lại để bố về với mẹ, được không ạ?”.

Caramel mùa hè

Caramel mùa hè

Món caramel ấy, dù đã mấy chục năm trôi qua, vẫn còn trong trí nhớ tôi - ngọt đắng đan xen, mềm như lòng bàn tay của bà, và gợi nhớ nhung như một đêm hè.

Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.

Làm vợ

Làm vợ

Từ bé được mẹ chiều chuộng, lấy chồng lại được yêu thương, Ngọc kết hôn gần một năm mà chưa từng nấu nổi một bữa cơm cho chồng. Cô tin phụ nữ hiện đại không cần bếp núc để giữ chân đàn ông. Cho đến khi mẹ chồng lên chơi vài ngày, những lời chê trách khiến cô hiểu: Yêu thương, nếu không biết giữ, rồi cũng sẽ nguội lạnh mà rời đi…

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Ngân xuất hiện ở phòng tư vấn với đứa con trai hơn một tuổi kháu khỉnh. Nhìn đứa bé bụ bẫm, dễ thương trong sáng như thiên thần bên người mẹ có học thức, xinh đẹp, không ai nghĩ họ lại là nạn nhân bạo lực gia đình gần hai năm nay.

Yêu sau cưới

Yêu sau cưới

Ngân và Trung cưới nhau qua mai mối khi cả hai đã bước vào độ tuổi mà gia đình không còn muốn con cái "kén cá chọn canh" nữa. Trung khi ấy 30 tuổi, là một người đàn ông thành đạt, trầm tính và chín chắn, đang làm trưởng phòng kỹ thuật tại một công ty lớn. Ngân 28 tuổi, là cô giáo tiểu học hiền lành, chu đáo, sống giản dị và có phần khép kín.

Dặm muối cho hôn nhân

Dặm muối cho hôn nhân

Mai chẳng biết hôn nhân trở nên nhạt nhẽo từ lúc nào, chỉ biết là gần đây, cô và chồng chẳng còn có sự đồng điệu. Những câu chuyện mà người nói cũng nói cho có, còn người trả lời thì trả lời cho xong...

Chọn hiếu hay tình?

Chọn hiếu hay tình?

Cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi tôi. Kinh tế chật vật, cuộc sống khó khăn vất vả, mẹ đã hy sinh và sống vì tôi. Vì thế ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nguyện sau này bằng bất cứ giá nào cũng sẽ sống cho mẹ nhiều hơn. Thế nhưng đến giờ phút này, tôi cảm thấy cuộc đời mình sẽ gặp nhiều bất hạnh nếu như sống đúng với tâm nguyện ấy.

Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, không ít gia đình đang phải đối mặt với những “cơn sóng ngầm” âm thầm phá hoại hạnh phúc. Một trong số đó là tình trạng các chị em nhẹ dạ, trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Vấn nạn này không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn để lại những vết rạn trong hôn nhân, đẩy nhiều cặp đôi đến bờ vực tan...