Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

TS.BS LÊ VĂN TUẤN
Chia sẻ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Đột quỵ có thể nhận biết từ sớm không?

Đột quỵ thường khởi phát đột ngột, tuy nhiên các dấu hiệu trước khi đột quỵ có thể khởi phát từ sớm. Trên thực tế, có khoảng 43% người bệnh khởi phát cơn đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua TIA) trước khi bị đột quỵ nghiêm trọng một tuần. Theo đó, các dấu hiệu nghi ngờ cơn TIA như đau đầu, tê bì, ngứa râm ran…, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và dự phòng bệnh kịp thời.

Lưu ý quy tắc FAST

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cũng có thể xảy ra trước cơn đột quỵ không lâu. Những dấu hiệu này bao gồm các biểu hiện đặc thù có thể được nhận biết từ sớm thông qua quy tắc FAST, cụ thể như sau:

F (face: gương mặt): Gương mặt có hiện tượng yếu liệt, mất cân đối, chảy xệ, cười lệch một bên mặt.

A (arm: tay): Gặp khó khăn trong việc cử động tay (bao gồm cả chân) hoặc yếu liệt một bên của cơ thể là triệu chứng trước khi bị đột quỵ phổ biến. Người xung quanh có thể kiểm chứng bằng cách yêu cầu người bệnh giơ cùng lúc hai cánh tay. Nếu người bệnh gặp khó khăn khi nâng hai tay qua đầu cùng lúc thì có thể đang có nguy cơ cao khởi phát đột quỵ trong thời gian gần.

S (speech: giọng nói): Đột ngột thay đổi giọng nói hoặc nói dính chữ, nói ngọng có thể là dấu hiệu trước khi đột quỵ. Người thân có thể yêu cầu người bệnh nói câu nói đơn giản, quen thuộc để kiểm chứng hiện tượng này.

T (time: thời gian): Cuối cùng, khi một người xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thì cần được đưa đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Người bệnh đột quỵ cần được điều trị bằng các phương pháp phù hợp để hạn chế tổn thương, tăng khả năng hồi phục sức khỏe tối ưu.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ - 1

Ảnh minh họa

Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm tới các biểu hiện khác như: Đau đầu dữ dội, đột ngột; chóng mặt, mất thăng bằng và giảm khả năng phối hợp; thay đổi hoặc suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt; suy giảm nhận thức, gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin cơ bản.

Dấu hiệu đột quỵ có thể cảnh báo trước bao nhiêu ngày?

Trong một số trường hợp, có thể nhận biết triệu chứng của đột quỵ trước 1 ngày hay nhiều giờ thông qua quy tắc FAST. Khi đó, người bệnh cần được cấp cứu y tế càng sớm càng tốt để bảo vệ tính mạng và các chức năng thần kinh quan trọng trong cơ thể.

Ngoài ra, trước một tuần hay trước nhiều ngày khởi phát đột quỵ nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như tê yếu một bên tay/ chân, đau đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, khó nói… Những dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ này có thể xảy ra duy nhất một lần hoặc lặp lại nhiều lần với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu trước khi đột quỵ có thể xuất hiện từ rất sớm (30 ngày hoặc lâu hơn). Tuy nhiên, các biểu hiện trước khi đột quỵ này thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe thông thường khiến nhiều người chủ quan bỏ qua cơ hội được cứu chữa.

Phân biệt đột quỵ với triệu chứng bệnh khác

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể bị nhầm lẫn hoặc chủ quan bỏ qua, người bệnh khó tự xác định chắc chắn chúng có phải là dấu hiệu đột quỵ hay không. Do đó, để phân biệt đúng các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ với các vấn đề sức khỏe khác để kịp thời chữa trị, tốt nhất người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Tại bệnh viện, thông qua quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cụ thể về nguy cơ đột quỵ của người bệnh. Người bệnh không nên chủ quan, trì hoãn đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bất thường.

Chia sẻ

TS.BS LÊ VĂN TUẤN

Tin cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus, ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, hậu quả có thể gây suy gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Giống như virus HIV, bệnh lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con.

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Người trung niên và cao tuổi thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp gối. Không chỉ ảnh hưởng tại thời điểm mắc bệnh, mà bệnh còn để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.