Dưỡng da trong mùa đông

T.MẪN
Chia sẻ

Vào mùa đông, chị em nên quan tâm chăm sóc da để tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp. Một trong những cách để chăm sóc da hiệu quả là đắp mặt nạ.

Vì sao nên đắp mặt nạ trong mùa đông?

Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người có thói quen tắm, rửa mặt bằng nước nóng để làm ấm cơ thể, thường xuyên sử dụng điều hòa, máy sưởi nhiều… Điều này vô tình làm da mất nước, sần sùi, dễ bị mốc nên cần phải cấp ẩm đầy đủ và kịp thời.

Đắp mặt nạ sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da.

Tuy nhiên, việc lạm dụng mặt nạ dưỡng ẩm cũng có thể gây tác động xấu đến da. Việc hấp thụ quá nhiều các dưỡng chất một cách liên tục sẽ gây ra hiện tượng bí bít lỗ chân lông trên da. Vì vậy bạn chỉ nên đắp mặt nạ 1-3 lần/tuần (tuỳ loại da), đảm bảo sử dụng các mặt nạ dưỡng ẩm ở mức độ vừa phải. Đồng thời kết hợp với các phương pháp chăm sóc da phù hợp để làn da đạt được kết quả tốt nhất…

Dưỡng da trong mùa đông - 1

Ảnh minh họa

Cách chọn mặt nạ

- Da thường, da khô: Vào mùa đông, nếu da bạn chỉ bị khô mà không xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác, bạn có thể sử dụng bất kì mặt nạ nào chỉ cần chúng có khả năng dưỡng ẩm sau khi đắp. Người dùng nên xem kĩ các thành phần dưỡng chất có trong mặt nạ để quá trình chăm sóc da đạt được hiệu quả cao hơn.

- Da dầu mụn: Nếu bạn sở hữu làn da dầu mụn, hãy lưu ý tránh sử dụng các loại mặt nạ làm bít tắc lỗ chân lông. Việc này có thể khiến tình trạng mụn trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể chọn các loại mặt nạ giấy có khả năng thấm hút và kiềm dầu tốt, không chứa dầu. Sản phẩm có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn phát triển trên da, chứa các thành phần lành tính, an toàn cho da. Bên cạnh đó, khi đắp mặt nạ, dù là mặt nạ giấy hay mặt nạ dạng kem thì cũng nên tránh đắp quá lâu để ngăn tình trạng mọc mụn trên da và khô da dưới thời tiết trời đông.

- Da hỗn hợp: Da hỗn hợp là sự kết hợp đặc điểm của các loại da. Có nhiều loại mặt nạ cho da hỗn hợp như mặt nạ đất sét, mặt nạ gel hoặc mặt nạ giấy. Tùy thuộc vào nhu cầu và tính trạng da của bạn để lựa chọn loại mặt nạ thích hợp. Nếu da khô ở vùng má và cằm, bạn nên chọn mặt nạ dạng kem an toàn cho da. Đối với loại da hay đổ nhiều dầu ở vùng chữ T, bạn nên ưu tiên chọn mặt nạ đất sét giúp làm sáng da hiệu quả và cải thiện tình trạng nổi mụn. Ngoài ra, các sản phẩm có thành phần tự nhiên như sữa chua, mật ong, chiết xuất hoa hồng, quả đào, hạt hạnh nhân.

Dưỡng da trong mùa đông - 2

Ảnh minh họa

Những lưu ý khi đắp mặt nạ vào mùa đông

- Thử sản phẩm trước khi dùng lên da: Da mặt là vùng da nhạy cảm, trước khi sử dụng mặt nạ, bạn nên thử sản phẩm tại các vị trí khác để kiểm tra độ kích ứng.

- Không đắp mặt nạ khi da đang dị ứng: Da của bạn đang trong tình trạng nhạy cảm, vì thế nếu đắp mặt nạ sẽ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Hãy để da qua giai đoạn dị ứng, trở lại bình thường rồi sử dụng mặt nạ sau.

- Rửa mặt sạch trước và sau khi đắp mặt nạ: Việc làm sạch mặt trước khi đắp mặt nạ sẽ giúp da hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, sau khi nhiều người cho rằng sau khi đắp mặt nạ mà rửa sạch sẽ khiến phần dưỡng chất bị trôi đi. Nhưng trong lúc đắp mặt nạ, làn da đã nhanh chóng hấp thụ các hoạt chất đó rồi. Vì thế, chúng ta vẫn nên rửa sạch mặt sau khi đắp mặt nạ để hạn chế bị bít tắc lỗ chân lông.

- Không nên đắp mặt nạ quá lâu: Một lầm tưởng tai hại là đắp càng lâu thì da càng hấp thụ nhiều dưỡng chất. Thực chất, theo các chuyên gia, không nên đắp mặt nạ quá 30 phút vì khi đó có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược, dẫn đến da mất nước và dưỡng chất. Đồng thời làm tăng nguy cơ gây kích ứng, tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trên da…

Chia sẻ

T.MẪN

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Với những người đang dùng thuốc điều trị, việc uống thuốc cũng giống như thức ăn, đều được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến thuốc như thay đổi quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa của thuốc, có thể khiến thuốc người bệnh đang dùng có tác dụng nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí làm bất hoạt tác dụng của...

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.