Người phụ nữ có cảm giác lạ thường ở vùng nhạy cảm, đi khám bác sĩ ngỡ ngàng khi lấy ra thứ không tưởng

HOÀNG DƯƠNG
Chia sẻ

Một người phụ nữ đã bị một con gián chui vào "vùng nhạy cảm" dẫn đến cảm giác khó chịu và phải tới bệnh viện để xử lý.

Nữ bệnh nhân giấu tên ở Tegucigalpa, Honduras đến bệnh viện phàn nàn về cảm giác cực kỳ bồn chồn, kích động và đổ mồ hôi. Người phụ nữ cũng cho biết cô còn không thể ngủ vào ban đêm và cảm giác như có thứ gì đó cực kỳ lạ ở trong âm đạo.

Bác sĩ Marco Calix - người khám cho bệnh nhân kể:. "Khi tôi đưa dụng cụ khám phụ khoa vào, tôi thấy đó là một con côn trùng. Trên thực tế, tôi đã phải lấy ra một thứ giống như một con gián".

Người phụ nữ có cảm giác lạ thường ở vùng nhạy cảm, đi khám bác sĩ ngỡ ngàng khi lấy ra thứ không tưởng - 1

Người phụ nữ phàn nàn về việc "vùng kín" có cảm giác lạ thường nên đi khám. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cho biết, trước đây họ đã xử lý bao cao su và đồ chơi tình dục ở "vùng kín" của các bệnh nhân nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện ra côn trùng trong bộ phận sinh dục. 

Không rõ làm cách nào con côn trùng chui vào cơ thể người phụ nữ hoặc nó đã ở đó bao lâu nhưng bác sĩ Marco cho biết bệnh nhân đến từ nông thôn và con vật đã chết khi được lấy ra. 

Một số trường hợp côn trùng mắc kẹt bên trong cơ thể người không hề hiếm, nhưng điều này thường xảy ra ở những vùng như tai. Theo các chuyên gia, rất hiếm khi một loài côn trùng thường hay bò vào người (như gián) được phát hiện bên trong âm đạo.

Côn trùng xâm nhập vào cơ thể có thể nguy hiểm vì chúng dễ làm trầy xước các mô nhạy cảm, chẳng hạn như ở âm đạo hoặc tai, gây nhiễm trùng. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm đau hoặc sưng ở vị trí bị ảnh hưởng.  Bác sĩ Marco nói thêm rằng, với âm đạo, côn trùng mắc kẹt bên trong có thể gây ra dịch tiết bất thường hoặc có mùi hôi, chảy máu, sưng tấy hoặc phát ban.

Người phụ nữ có cảm giác lạ thường ở vùng nhạy cảm, đi khám bác sĩ ngỡ ngàng khi lấy ra thứ không tưởng - 2

Bác sĩ Marco Calix phát hiện trong "vùng kín" của người phụ nữ có côn trùng. 

Côn trùng chui vào trong cơ thể, nên xử lý thế nào?

Các trường hợp côn trùng chui vào trong cơ thể thường là ở tai, đôi khi là mũi và một số trường hợp hiếm gặp hơn là "vùng kín" như người phụ nữ trên.

Với trường hợp bị côn trùng chui vào tai, ban đầu bạn có thể thử loại bỏ nó tại nhà bằng cách kéo tai về phía sau đầu để làm thẳng ống tai, sau đó lắc mạnh đầu để côn trùng rơi ra. Nếu không được, bạn có thể nhỏ oxy già hoặc nước muối sinh lý ấm ngập tai để khiến côn trùng chui ra hoặc chết ngạt, rồi khéo léo gắp ra ngoài hoặc đến viện để bác sĩ gắp côn trùng ra.

Nếu côn trùng có kích thước lớn, gây đau dữ dội, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra. Sau khi đã lấy được côn trùng ra ngoài thì nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc đều đặn để phòng ngừa viêm nhiễm.

Lưu ý tuyệt đối không sử dụng bông ngoáy tai hay các dụng cụ ngoáy tai, hoặc hơ lá, xông hơi vì có thể vô tình đẩy côn trùng vào sâu hơn khiến việc loại bỏ chúng càng thêm khó khăn. Nếu nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, giảm thính lực... 

Người phụ nữ có cảm giác lạ thường ở vùng nhạy cảm, đi khám bác sĩ ngỡ ngàng khi lấy ra thứ không tưởng - 3

Cách tốt nhất để xử lý côn trung chui vào tai hay mũi là đến bệnh viện nếu bạn không đủ khả năng để lấy nó ra. (Ảnh minh họa)

Với trường hợp côn trùng chui vào mũi, nên dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra. Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải  đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài. Tuyệt đối không được tự khều khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, chảy máu, phù nề trong mũi.

Với các trường hợp chui vào những bộ phận khó có thể nhìn bằng mắt thường như âm đạo hoặc sâu hơn cần đến bệnh viện để bác sĩ sử dụng các dụng cụ y tế xử lý chính xác hơn.

Chia sẻ

HOÀNG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.