Loại "siêu trái cây" đẹp mỹ miều, ăn vài quả đủ lượng vitamin C cho cả ngày, nhiều người ngại ăn vì sợ "dính thuốc" 

Thùy Linh (Theo Today) 
Chia sẻ

Dâu tây là loại quả có mùi vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe nhưng mùa chỉ kéo dài một thời gian ngắn nên bạn nên tận dụng thật tốt.

Dâu tây thơm ngon, không chỉ được sử dụng như một quả bình thường mà còn làm mứt, làm bánh... Loại quả này được gọi là "siêu trái cây" hay "vương quốc dinh dưỡng". Ngoài vị ngọt và ngon, dâu tây còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

Các chuyên gia dinh dưỡng coi dâu tây là loại "siêu trái cây" vì dù nhỏ bé nhưng chúng lại chứa vô số vitamin và các hợp chất có lợi khác. Quả thực, dâu tây rất giàu chất dinh dưỡng. Đầu bếp Jackie Newgent kiêm chuyên gia dinh dưỡng ẩm thực người Mỹ nói: "Dâu tây chứa nhiều flavonoid và các chất dinh dưỡng thực vật bảo vệ sức khỏe khác, vì vậy hãy coi chúng như một loại siêu trái cây".

Loại "siêu trái cây" đẹp mỹ miều, ăn vài quả đủ lượng vitamin C cho cả ngày, nhiều người ngại ăn vì sợ "dính thuốc"  - 1

Dâu tây được ví như "siêu thực phẩm" vì giá trị dinh dưỡng. (Ảnh minh họa). 

Các hợp chất thực vật trong dâu tây có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm huyết áp, cholesterol cũng như cải thiện tình trạng kháng insulin. Loại quả mọng tuyệt đẹp này chứa một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm nhiễm khó chịu.  

Điều đặc biệt, dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trên dâu tây tương đối thấp, so với nhiều loại hoa quả khác.

Một chén dâu tây có: 46 calo, 1 gam chất đạm, 0 gam chất béo, 11 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ, 35 và folate, 85 miligam vitamin C. 

Những lợi ích sức khỏe của việc ăn dâu tây

Dâu tây đóng gói một lượng dinh dưỡng lớn trong một quả nhỏ. Với vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi, dâu tây đóng một vai trò tích cực với sức khỏe. Newgent nói: "Nên ăn 8 quả dâu tây mỗi ngày. Đây được tính là một khẩu phần ăn, là lượng được nghiên cứu cho thấy có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, tăng cường sức khỏe của não và tim, đồng thời kiểm soát bệnh tiểu đường loại hai". 

Dâu tây có thể tăng cường sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu gần đây về người trưởng thành mắc bệnh béo phì và cholesterol cao cho thấy ăn 2,5 khẩu phần dâu tây mỗi ngày trong 4 tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và mức cholesterol LDL. 

Một thử nghiệm ngẫu nhiên khác đã xem xét những người trưởng thành có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và phát hiện ra rằng ăn 2,5 khẩu phần dâu tây mỗi ngày trong 4 tuần đã cải thiện chức năng nội mô (màng trong tim và mạch máu) và tình trạng chống oxy hóa.

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và chống lại các gốc tự do liên quan đến bệnh ung thư và bệnh tim. Nghiên cứu trên chuột đã kết luận rằng ăn dâu tây sẽ ức chế sự phát triển của khối u và thúc đẩy quá trình tiêu diệt tế bào ung thư ở những người bị ung thư vú.

Dâu tây chứa chất chống oxy hóa rất đặc biệt

Dâu tây được liên kết chặt chẽ với việc giảm ung thư vì chúng có chứa axit ellagic, một chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm. Axit ellagic đã được chứng minh là ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư, suy giảm nhận thức và tiểu đường. Chất chống oxy hóa này cũng có đặc tính bảo vệ gan, thận, da và các cơ quan khác.

Sự thật thú vị về dâu tây

Một khẩu phần dâu tây có 100% lượng vitamin C hàng ngày của bạn

Cam được công nhận là có tác dụng tăng cường miễn dịch nhưng dâu tây cũng có nhiều vitamin C như cam quýt. Một khẩu phần (8 quả dâu tây) có đủ lượng vitamin C bạn cần trong một ngày. Vitamin tan trong nước này nổi tiếng với vai trò của nó trong hệ thống miễn dịch.

Vitamin C chịu trách nhiệm tổng hợp collagen, một loại protein tạo điều kiện cho sức khỏe của khớp và da. Vitamin C cũng cần thiết để chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt. Cuối cùng, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp chống lại chứng viêm có hại gây ra các gốc tự do.

Loại "siêu trái cây" đẹp mỹ miều, ăn vài quả đủ lượng vitamin C cho cả ngày, nhiều người ngại ăn vì sợ "dính thuốc"  - 2

Nên chọn dâu tươi, màu sắc đẹp tự nhiên. (Ảnh minh họa). 

Bạn có thể ăn cuống dâu tây

Những chiếc mũ màu xanh lá cây trên quả dâu tây được gọi là đài dâu và chúng có thể ăn được, tuy nhiên nên rửa sạch trước khi ăn. Một cách thực sự đơn giản là cắt chúng ra và thả vào cốc nước để ngâm dâu tây. Bạn cũng có thể cho cả quả dâu tây, bao gồm cuống, vào xay sinh tố.

Dâu tây ngon nhất ở nhiệt độ phòng  

Nên để dâu ra khỏi tủ lạnh ít nhất 15 phút trước khi ăn. Dâu tây đã chín hoàn toàn vào thời điểm hái, vì vậy chúng nên được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh để duy trì độ tươi.

Vì dâu tây có mùa hạn chế, hãy cân nhắc việc đông lạnh chúng để tận hưởng quanh năm. Chỉ cần rửa sạch, thấm khô, để ráo, sau đó để đông lạnh trong 24 giờ, sau đó chuyển sang túi hoặc hộp bảo quản trong tối đa 6 tháng.

Chia sẻ

Thùy Linh (Theo Today) 

Tin cùng chuyên mục

Đừng chủ quan khi đau tinh hoàn

Đừng chủ quan khi đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lý tinh hoàn, mỗi người nam giới ít nhất có vài lần đau tinh hoàn trong đời.

Điều trị hóa chất trong ung thư máu ác tính

Điều trị hóa chất trong ung thư máu ác tính

Điều trị hóa chất trong bệnh ung thư máu ác tính là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong máu, bao gồm các loại bệnh như bạch cầu cấp tính (acute leukemia), u lympho ác tính (malignant lymphoma), đa u tủy xương (multiple myeloma).

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 - 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 - 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Với những người đang dùng thuốc điều trị, việc uống thuốc cũng giống như thức ăn, đều được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến thuốc như thay đổi quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa của thuốc, có thể khiến thuốc người bệnh đang dùng có tác dụng nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí làm bất hoạt tác dụng của...

Dưỡng da trong mùa đông

Dưỡng da trong mùa đông

Vào mùa đông, chị em nên quan tâm chăm sóc da để tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp. Một trong những cách để chăm sóc da hiệu quả là đắp mặt nạ.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.